(CHG) Việc tồn tại 46 cửa hàng kinh doanh xăng dầu chưa đủ điều kiện trong nhiều năm qua là vấn đề gây nhiều bức xúc trong dư luận trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Đề làm rõ nguyên nhân tình trạng này, phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có buổi làm việc với ông Phạm Huy Hiện, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình.
- PV: Thưa ông, một số địa phương trên cả nước có dấu hiệu đứt gãy chuỗi cung ứng xăng dầu, vậy phía Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình đã có những chỉ đạo gì để ổn định tình hình cung ứng xăng dầu trên địa bàn?
- Ông Phạm Huy Hiện: Thời gian qua, hoạt động kinh doanh xăng dầu nóng trên cả nước. Trong giai đoạn hết sức khó khăn, Bộ Công thương, Tổng Cục Quản lý thị trường và UBND tỉnh đã liên tục có các văn bản chỉ đạo để giám sát các hoạt động xăng dầu. Căn cứ vào các chỉ đạo, Cục Quản lý thị trường đã ban hành văn bản, yêu cầu các đội quản lý thị trường tăng cường công tác nắm địa bàn, giám sát các hoạt động kinh doanh xăng dầu. Đồng thời giao cho các đội trực tiếp ký cam kết với các cửa hàng về việc bán đúng giờ, không được đóng cửa.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý thị trường cũng chỉ đạo niêm yết công khai đường giây nóng trên cột bơm xăng dầu của tất cả các cửa hàng. Nếu cửa hàng kinh doanh xăng dầu có vấn đề, khách hàng có thể phản ánh vào đường giây nóng. Đồng thời, phía Cục Quản lý thị trường đã phối hợp với Sở Công thương thành lập 2 tổ công tác, làm việc với thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối để kiểm tra về dự trữ xăng dầu và tổ chức ký cam kết yêu cầu phải cung cấp đầy đủ nguồn cung. Cục Quản lý thị trường tỉn cũng phân công cán bộ trực xuyên Tết. Chính nhờ kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ như vậy nên tỉnh Thái Bình đã không xảy ra việc đứt gãy nguồn cung.
- PV: Kinh doanh xăng dầu là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Bình vẫn còn tình trạng một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu chưa hoàn thiện các thủ tục cần và đủ để được phép hoạt động, tình trạng kinh doanh chui vẫn ngang nhiên diễn ra một cách công khai, phía Cục Quản lý thị trường có nắm bắt được vấn đề này?
- Ông Phạm Huy Hiện: Thực hiện Quyết định số 1045/QĐ-UBND của UBND tỉnh về thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, rà soát thực trạng các cơ sở kinh doanh xăng dầu không đủ điều kiện, cơ bản chúng tôi đã nắm được. Hiện nay có 46 cửa hàng kinh doanh xăng dầu chưa đủ điều kiện, đang kinh doanh. Tuy nhiên, một là do thực trạng tồn tại của quá khứ, hai là đâu đó vẫn có việc chồng chéo các quy định của pháp luật, chúng tôi cũng đang tìm phương án xử lý để báo cáo phía UBND tỉnh.
Chức năng và trách nhiệm của quản lý thị trường bắt buộc thường xuyên phải kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý. Chúng tôi đã xác định được có việc cửa hàng kinh doanh xăng dầu tồn tại. Đoàn liên ngành đã đi kiểm tra và đã có báo cáo trình UBND tỉnh để xử lý.
- PV: Ông có thể cho biết vai trò và trách nhiệm của Cục QLTT trong việc để các cửa hàng kinh doanh xăng dầu không phép và chưa đủ điều kiện kinh doanh vẫn ngang nhiên tồn tại trong nhiều năm qua?
- Ông Phạm Huy Hiện: Theo hiến pháp, công dân được làm những gì họ muốn (Nhà nước không cấm). Xăng dầu là một trong những mặt hàng mà Nhà nước không cấm, thể hiện quyền của công dân thì đương nhiên họ được bán. Tồn tại những cửa hàng trên là do lịch sử để lại, cũng như do những rào cản của pháp luật hiện hành, nên rất khó trong vấn đề xử lý. Các ngành phải ngồi lại với nhau để tìm ra phương án xử lý, cũng như tham mưu, đề xuất với phía UBND tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trên. Tuy nhiên, việc này không thể một sớm, một chiều.
Trụ sở Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết