(CHG) Ngày 27/5, Theo Công an tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị đã làm việc với UBND huyện Chư Pưh, kiểm tra và thu thập hồ sơ về việc huyện này đền bù khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xác định nguồn gốc đất không đúng quy định xảy ra tại địa phương này trong thời gian qua.
Năm 2016, huyện Chư Pưh thực hiện thu hồi 3.000 m2 đất trồng cây lâu năm của hộ ông N. (thôn Plei Djiêk, thị trấn Nhơn Hòa) để chuyển đổi sang đất thương mại - dịch vụ. Quá trình thu hồi đất của cơ quan chức năng, ông N. được đền bù 5,5 tỷ đồng, trong đó có 500 triệu đồng tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp.
Lô đất này sau đó được đấu giá thành công với giá 12 tỷ đồng và hiện đã được Công ty TNHH MTV Xăng dầu Bắc Tây Nguyên (trụ sở tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) xây dựng thành Cửa hàng xăng dầu số 43.
![]() |
Ảnh minh họa |
Qua kiểm tra, rà soát, cơ quan chức năng xác định, hộ ông N. là hộ kinh doanh thu mua nông sản nên không thể áp dụng hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người làm nông nghiệp thuần túy trong trường hợp này. Vì vậy, việc huyện Chư Pưh hỗ trợ 500 triệu đồng khi thu hồi đất là sai quy định.
Đồng thời, cơ quan chức năng cũng phát hiện trong 3.000 m2 đất trồng cây lâu năm đã chuyển đổi này có nhiều diện tích là đất nông nghiệp trồng lúa (khoảng 1.500 m2). Việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất dịch vụ - thương mại phải được HĐND tỉnh thông qua nhưng UBND huyện Chư Pưh lại quyết định thu hồi đất và cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Liên quan đến vụ việc, một lãnh đạo UBND huyện Chư Pưh cho biết: Sau khi phát hiện đền bù sai, hộ cá nhân đã tự nguyện mang số tiền 500 triệu đồng nộp lại. Nguyên nhân của việc này là do Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tham mưu sai nguồn gốc đất, dẫn đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và đền bù sai.
(CHG) Ngày 10-12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành một loạt công văn thông báo đình chỉ lưu hành và tiêu hủy trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết