Giải bài toán nợ thuế khó đòi


(CHG) Cơ quan Thuế đã linh hoạt thực hiện các biện pháp quản lý nợ gắn với tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp nợ thuế cũng phải tự tìm giải pháp để đóng thuế, hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

Nợ thuế gia tăng

Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tổng số tiền thuế nợ ngành Thuế quản lý ước tính là 133.639 tỷ đồng (tính đến ngày 31/7/2022), tăng 16,2% so với thời điểm ngày 31/12/2021, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2021.

Về kết quả thu hồi nợ thuế, Tổng cục Thuế cho biết, số nợ thu hồi được trong tháng 7/2022 ước tính đạt 3.600 tỷ đồng, luỹ kế tính đến cuối tháng 7/2022 thu được 19.845 tỷ đồng, đạt 47% chỉ tiêu thu nợ năm 2022.

Đáng chú ý nhất là khối ngân hàng, theo báo cáo tài chính quý 2 và 6 tháng đầu năm của nhiều ngân hàng đã hé lộ tín dụng tăng mạnh, kéo theo tỷ lệ nợ xấu cũng bị đẩy lên so với cuối năm 2021.

Nợ xấu có xu hướng tăng khi doanh nghiệp còn nhiều khó khăn sau đại địch (Ảnh minh họa)

Trong báo cáo nghiên cứu về ngân hàng do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện, nhiều chuyên gia tham gia khảo sát nhận định, nợ xấu có xu hướng tăng khá mạnh, khi “sức khoẻ” của doanh nghiệp sau đại địch vẫn còn nhiều khó khăn. Với 45,5% số ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trích lập dự phòng rủi ro, 36,4% số ngân hàng duy trì mức trích lập dự phòng rủi ro như năm trước, chỉ có 18,2% giảm trích lập dự phòng rủi ro.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, hiện đang có hàng triệu tỷ đồng tín dụng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, song nợ cơ cấu chỉ rơi vào khoảng 300.000 tỷ đồng. Thực tế nguy cơ nợ xấu của các ngân hàng cao hơn nhiều so với số liệu trên sổ sách kế toán.

Do đó nhiều ngân hàng đã tăng mạnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu, như Vietcombank với tỷ lệ cao nhất lên tới 506%, BIDV đạt tỷ lệ 279%, Techcombank đạt 171,6%, ACB là 185%... Nhưng cũng có ngân hàng đã giảm mạnh trích lập dự phòng như ABBank giảm 32% so với cùng kỳ, BacBank giảm 2%, MB giảm 17%...

Lý giải tình trạng trên, Tổng cục Thuế cho biết, do một phần phát sinh tiền chậm nộp tính 0,03 %/ngày trên tổng số tiền nợ thuế. Bên cạnh đó có tình trạng một số người nộp thuế thuộc ngành nghề được phép gia hạn nộp thuế, nhưng chưa nộp giấy đề nghị gia hạn nộp thuế theo quy định tại Nghị định 34/2022/NĐ-CP, nên vẫn vào danh sách theo dõi nợ thuế. Ngoài ra, một số người nộp thuế đang gặp phải khó khăn trong sản xuất do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 dẫn đến chưa nộp tiền thuế.

Tổng cục Thuế cho biết thêm, các khoản nợ tiền sử dụng đất, thuê đất và cấp quyền khai thác khoáng sản của một số dự án đều có vướng mắc chính là các dự án chưa đi vào hoạt động, khai thác trong khi thuế đã được tính nợ theo thông báo nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Có doanh nghiệp thuê đất hết gia hạn nộp tiền thuế nhưng doanh nghiệp chưa cân đối được dòng tiền, chưa nộp tiền thuế theo thời hạn. Việc cưỡng chế như kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên, thu tài sản của đối tượng bị cưỡng chế để bù vào tiền thuế cũng gặp khó khăn, do người nộp thuế không còn tài sản hoặc tài sản đã thế chấp tại các tổ chức tín dụng.

Một số chuyên gia trong ngành cho rằng, xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp chiếm dụng thuế để lấy vốn sản xuất kinh doanh. Không ít trường hợp chậm nộp thuế còn là do vướng mắc trong khâu thẩm định.

Giải pháp thu nợ thuế

Năm 2022, ngành Thuế đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng xuống dưới 5% tổng thu ngân sách Nhà nước. Trong bối cảnh kinh tế đang phục hồi sau đại dịch Covid-19, để đạt mục tiêu này, bản thân các cơ quan thuế cũng phải tự tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho mình.

Cục Thuế Hưng Yên đã nỗ lực xử lý dứt điểm nợ lưu, đồng thời đôn đốc các khoản được gia hạn như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh và tiền thuê đất theo thời hạn quy định.

Cục Thuế Quảng Ngãi cũng là đơn vị nỗ lực giải quyết nợ thuế, chú ý đến việc cùng tháo gỡ khó khăn với người đóng thuế, tập trung giúp đỡ các chi cục thuế giải quyết bổ sung quy chế, chính sách trong việc xử lý nợ thuế.

Các cục thuế cũng coi trọng công tác tham mưu với ủy ban nhân dân tỉnh để tăng cường chỉ đạo công tác xử lý thu hồi nợ thuế; chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc thu hồi nợ thuế; kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các khoản nợ thuế người nộp thuế cố tình chây ỳ; chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nợ một cách hiệu quả.

Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 34/2022/NĐ-CP về chính sách gia hạn nộp 1 số khoản thuế trong năm 2022, trong đó có bổ sung một số điểm mới so với Nghị định 52/2021/NĐ-CP đối với một số đối tượng cụ thể.

Thuế giá trị gia tăng được điều chỉnh: Thời gian gia hạn là 06 tháng với thuế giá trị gia tăng từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2022, và quý I năm 2022; thời gian gia hạn là 05 tháng với số thuế giá trị gia tăng của tháng 6 năm 2022 và quý II năm 2022; thời gian gia hạn là 04 tháng với số thuế giá trị gia tăng của tháng 7 năm 2022, thời gian gia hạn là 03 tháng với số thuế giá trị gia tăng của tháng 8 năm 2022.

Cũng theo Nghị định 34/2022/NĐ-CP, gia hạn 03 tháng với số thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của quý I, quý II kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 của doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được quy định.

Gia hạn 06 tháng (kể từ ngày 31/5/2022 – 30/11/2022) thời hạn nộp thuế đất đối với 50% số tiền thuê đất phát sinh phải nộp năm 2022 của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá nhân.

Với những quy định nêu trên, Nghị định 34/2022/NĐ-CP là giải pháp của Chính phù nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19.

Cùng với doanh nghiệp, Chính phủ và cơ quan thuế đang từng bước tháo gỡ khó khăn cả về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính để doanh nghiệp sớm hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.

Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ngãi: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/04/2024, ban hành các Quyết định xử phạt 2 cơ sở kinh doanh có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, với tổng số tiền 15.000.000đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 01 cá nhân kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt hành chính 01 cá nhân đang kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên moi trường internet, với số tiền bị xử phạt 28,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tạm giữ số lượng lớn chiếc xe điện hai bánh có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, phát hiện tạm giữ 54 chiếc xe điện cùng 156 bình ắc quy các loại hiệu Tokyo có nhãn bằng tiếng nước ngoài không có dấu hợp quy, không có tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.

Xem chi tiết
Bến Tre: Xử phạt hơn 200 triệu đồng kinh doanh qua nền tảng Thương mại điện tử.

(CHG) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt hơn 200 triệu đồng về kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử qua hình thức lievstream bán hàng trên Tiktok, kinh doanh buôn bán hàng hóa nhập lậu và không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3