(CHG) Từ một doanh nghiệp gần như vô danh, Công ty CP Golden City (trụ sở tại 25 Minh Khai, TP Vinh) bất ngờ nổi tiếng, được giới địa ốc ví như “Vũ Nhôm xứ Nghệ” khi liên tiếp thâu tóm nhiều dự án đất vàng. Tự quảng bá thế mạnh là phát triển đô thị, song thực chất doanh nghiệp này chủ yếu ôm đất rồi phân lô, bán nền.
Những thương vụ thâu tóm “đất vàng” tai tiếng
Công ty CP Golden City đăng ký doanh nghiệp lần đầu vào ngày 24/9/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 22 vào ngày 3/6/2019, với vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, do ông Hồ Văn Giang (SN 1978) làm giám đốc.
Thương vụ đình đám của Golden City gây xôn xao dư luận và giới địa ốc xứ Nghệ là vụ nhận chuyển nhượng 43.000m2 đất tại số 7 Mai Hắc Đế, phường Quán Bàu (TP Vinh) từ Công ty CP Cơ khí Vinh (VIMECO) dưới danh nghĩa liên doanh, liên kết để phân lô, bán nền với tên gọi Dự án Golden City 10, gây thất thoát số tiền lớn của Nhà nước.
Cụ thể, năm 2016, Công ty CP Cơ khí Vinh di chuyển ra KCN Nam Cấm, thay vì trả lại 43.000m2 đất ở trung tâm TP Vinh để Nhà nước tiến hành đấu giá thì Golden City đã nhảy vào, và chỉ bằng hình thức liên doanh liên kết, doanh nghiệp này đã nghiễm nhiên ẵm trọn khu đất này chỉ với số tiền 68 tỷ đồng gọi là hỗ trợ Công ty CP Cơ khí Vinh di chuyển (tương đương khoảng 1,6 triệu đồng m2 đất). Sau khi liên doanh, doanh nghiệp này có tên mới là Công ty CP Golden City-CKV (cơ khí Vinh), trong đó Golden City chiếm 74% cổ phần và CKV chiếm 26% cổ phần. Ông Hồ Văn Giang được giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty liên doanh này.
Có được “đất vàng”, Golden City đã ngay lập tức trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án với tên gọi Khu dân cư Golden City 10, được quy hoạch gồm 2 tòa chung cư cao tầng gồm 280 căn hộ, cùng khu nhà liền kề với 130 lô và các phân khu chức năng. Tuy nhiên, dự án này sau đó đã được chia lô, phân nền, bán cho khách hàng chứ không tiến hành xây dựng đồng bộ. Những vi phạm này đã nhiều lần bị UBND TP Vinh ra quyết định xử phạt hành chính.
Dự án Golden City 10 sau đó đã bị thanh tra, phát hiện có nhiều sai phạm như: Xây dựng sai thiết kế cơ sở đã được phê duyệt, vượt quá diện tích xây dựng, dù chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cấp phép xây dựng nhưng chủ đầu tư vẫn để người dân xây dựng nhà ở… Ngày 23/4/2018, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 1501/QĐ-UBND xử phạt Công ty CP Golden City – CKV số tiền 1 tỷ đồng.
Ngoài ra, “đất vàng” ở số 25 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Lê Mao (TP Vinh), là trụ sở của Công ty bây giờ cũng từng được lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An khi ấy ưu ái cấp đất cho doanh nghiệp này không qua đấu giá sau khi thu hồi đất.
Thậm chí, tại vị trí này, tỉnh Nghệ An đã từng phê duyệt cho Golden City xây dựng chung cư, với tên gọi dự án chung cư cao cấp Golden City - Naleco cao 25 tầng, đã được rao bán rầm rộ trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, sau khi trình các cấp thẩm quyền phê duyệt, dự án đã bị "tuýt còi", buộc phải điều chỉnh quy hoạch thành tòa nhà thương mại 7 tầng như hiện tại. Giới địa ốc thành Vinh gọi đây là một “mất mát lớn” của Golden City.
Ngoài ra, doanh nghiệp này còn sở hữu nhiều khu "đất vàng" trung tâm thành phố Vinh và vùng phụ cận để xây dựng chung cư, đất nền như các Dự án khu nhà ở dân cư Golden City 1,2 và 3 trên địa bàn phường Hà Huy Tập; Dự án đất nền liền kề, biệt thự Golden City 5 tọa lạc trên đường V.I.Lênin xã Nghi Phú; Dự án quần thể vui chơi - giải trí - văn hóa và nghỉ dưỡng Resort Golden City Cửa Lò…
Đâu là thực lực của Golden City
Trong số các dự án đã được phê duyệt, cấp phép, ngoại trừ một số khu chung cư đã hoàn thiện, cùng dự án Golden City 10 đã phân lô, bán nền xong thì tính đến nay, Công ty CP Golden City đang giậm chân tại chỗ ở nhiều dự án lớn. Trong đó, có thể kể đến như sau 7 năm được cấp phép, đến nay Dự án Resort Golden City Cửa Lò vẫn là một bãi đất hoang ven biển Cửa Lò.
Để cấp đất cho Golden City, tỉnh Nghệ An đã tiến hành thu hồi đất từ Công ty CP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Nghệ An. Tháng 4/2016, dự án được phê duyệt, với tổng diện tích 9,4ha, tổng mức đầu tư dự án đăng ký là 284,62 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng từ quý 4/2019.
Đến nay, hiện trạng, Golden Resort Cửa Lò vẫn chỉ là một bãi đất trống được bao bọc với những hàng rào tôn. Những dòng áp phích quảng cáo bên ngoài dự án đã rách tả tơi theo thời gian, các dòng chữ trên 2 cổng chính vào Golden Resort không còn nguyên vẹn. Phía trước văn phòng giới thiệu dự án cỏ mọc um tùm.
Ôm mộng vươn chiếc vòi bạch tuộc ra ngoại tỉnh nhưng các dự án mà doanh nghiệp này đang triển khai cũng không khởi sắc hơn, thậm chí còn đứng trước nguy cơ bị thu hồi. Có thể kể đến là dự án resort Golden City Quảng Bình, với quy mô 85.000m2 ven biển của bán đảo Bảo Ninh (TP Đồng Hới). Tháng 5/2017, dự án này được cấp chủ trương đầu tư, đến tháng 3/2020 được điều chỉnh theo hướng tăng tổng vốn đầu tư từ 357,018 tỷ đồng lên 1.308,171 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2020. Tuy vậy, đến nay, dự án mới san gạt mặt bằng, chưa triển khai thi công xây dựng, dù đã được cho thuê đất từ tháng 9/2017. Hiện nay, các đơn vị chức năng đang tiến hành các thủ tục để thu hồi dự án này vì đã quá thời hạn quá lâu nhưng chủ đầu tư không triển khai thực hiện.
Một dự án khác là khu đô thị sinh thái, kết hợp thương mại du lịch nghỉ dưỡng khoảng 165,8ha tại phường 7, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) mà doanh nghiệp này đang đầu tư cũng vướng mắc bởi được lập, khảo sát trên rừng phòng hộ.
Cụ thể, theo báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng thì Golden City đang đề nghị tìm hiểu quy hoạch, khảo sát tìm kiếm địa điểm đầu tư dự án khoảng 165,8ha với mục tiêu tạo lập khu đô thị sinh thái, kết hợp thương mại du lịch nghỉ dưỡng. Qua khảo sát, hiện tại vị trí khu đất thuộc một phần tiểu khu 147A tại đồi Đa Phú, trong đó một phần diện tích quy hoạch đất rừng phòng hộ.
Theo Sở Xây dựng, tỉnh Lâm Đồng, nếu được chấp thuận chủ trương đầu tư, Golden City phải bàn giao toàn bộ hồ sơ cho địa phương, không yêu cầu bồi hoàn kinh phí và không gắn với bất cứ điều kiện nào để quản lý thực hiện quy hoạch, kêu gọi thu hút đầu tư. Với điều kiện này, có vẻ Golden City cũng không còn mặn mà khi “chiếc bánh ngọt” không còn béo bở như ban đầu.
Bằng chứng của việc doanh nghiệp này đang ngày càng sa sút, “mất hút” là ngoài việc liên tục báo lỗ qua hằng năm và cắt giảm nhiều nhân sự, một số dự án trình duyệt cũng không được thông qua. Mới đây nhất, tháng 7/2021, Golden City có tờ trình xin tài trợ kinh phí khảo sát, lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 khu đô thị sinh thái kết hợp cải tạo khu dân cư nông thôn vùng đệm Đông Nam TP Vinh tại xã Hưng Lộc, Hưng Hòa (TP Vinh) và xã Nghi Thái, Phúc Thọ thuộc huyện Nghi Lộc.
Nếu được phê duyệt, doanh nghiệp này sẽ “ôm” 410ha đất lúa, sản xuất nông nghiệp của huyện Nghi Lộc và 212 ha đất nông nghiệp của TP Vinh để làm khu đô thị sinh thái nhưng mục đích chính vẫn là “tạo quỹ đất xây dựng nhà ở theo nhu cầu thực tế của địa phương” như nội dung mà doanh nghiệp này nêu rõ trong tờ trình. Tuy nhiên, dự án này đã không nhận được sự đồng thuận từ cơ sở cũng như ban, ngành của tỉnh Nghệ An.
Nguồn: Báo Công An Nhân Dân
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết