Một số dấu hiệu vi phạm của Mỹ phẩm Huyền Phi


(CHG) Sau khi Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) có bài viết: “Mỹ phẩm HPO2 mang thương hiệu Huyền Phi có đang “giăng bẫy” truyền thông “mỹ miều”, trong đó, dư luận tiếp tục đặt ra câu hỏi về sự biến mất bất thường của sản phẩm HPO2 khỏi giỏ hàng trên website chính thức https://myphamhuyenphi.vn, trang web được gắn logo “Đã thông báo Bộ Công Thương”, cũng như việc khách hàng không nhận được hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) khi mua hàng từ đơn vị này.

Mỹ phẩm HPO2 mang thương hiệu Huyền Phi sử dụng những ngôn từ thường thấy trong tài liệu ngành dược.

Liên tiếp những dấu hiệu vi phạm?
Nhằm thông tin khách quan và đa chiều về những thắc mắc của người tiêu dùng, ngày 08/7/2025, phóng viên CHG đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với bà Hoàng Phi Huyền, người trước đó giới thiệu là đại diện Công ty TNHH Mỹ phẩm Huyền Phi, đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm HPO2 ra thị trường.


Mỹ phẩm HPO1 và mỹ phẩm HPO2 mang thương hiệu Huyền Phi được quảng cáo trên 
website chính thức https://myphamhuyenphi.vn.

Trong cuộc trao đổi, bà Huyền phủ nhận việc gỡ bỏ sản phẩm trên khỏi giỏ hàng là do báo chí phản ánh, mà cho rằng: “Không phải sau khi bên anh liên hệ thì bên em mới gỡ, mà là do sản phẩm đó chưa có giấy phép quảng cáo, nên bọn em gỡ đi thôi, chứ không phải vì bên anh viết bài”.
Tuy nhiên, khi được hỏi lại về thời điểm chính xác gỡ bỏ sản phẩm khỏi website, bà Huyền lại mơ hồ, thậm chí nhầm lẫn giữa lý do “làm lại giấy phép quảng cáo” và “thay đổi địa giới hành chính xã, phường” nên phải cập nhật giấy tờ.
Việc sản phẩm HPO2 “bất ngờ biến mất” sau loạt thông tin phản ánh trên báo chí khiến dư luận nghi ngờ về một động thái xử lý mang tính đối phó thay vì minh bạch.


Người tiêu dùng cho rằng mỹ phẩm HPO1 mang thương hiệu Huyền Phi cũng có dấu hiệu sử dụng những cụm từ khiến người tiêu dùng dễ hiểu nhầm về công dụng của sản phẩm.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng tiếp tục “tố” mỹ phẩm HPO1 Serum do Công ty TNHH Mỹ phẩm Huyền Phi chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, cũng có dấu hiệu sử dụng những cụm từ: “Ngăn chặn melanin”; “Tái tạo cấu trúc da…”, khiến người tiêu dùng nhầm tưởng sản phẩm trên có công dụng dùng để điều trị.
Một vấn đề khác tiếp tục được người tiêu dùng phản ánh đến Tạp chí CHG là việc khi đặt mua sản phẩm mỹ phẩm HPO2 qua website chính hãng, khách hàng không nhận được hóa đơn giá trị gia tăng (VAT), một trong những chứng từ quan trọng để khẳng định giao dịch hợp pháp và quyền lợi về thuế.
Trao đổi với ông Nguyễn Bá Nhiên, chuyên gia quản lý kinh tế, thuộc Viện Kinh tế Tài chính và Bảo vệ người tiêu dùng về vấn đề trên, ông Nhiên cho biết: "Theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ, người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải lập và gửi hóa đơn điện tử cho người mua, kể cả trong trường hợp bán lẻ cho cá nhân nếu có yêu cầu. Cụ thể, Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ... Hóa đơn được lập một lần cho từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ”.

Đơn đặt mua mỹ phẩm mang thương hiệu Huyền Phi.

Khi được hỏi về việc này, bà Hoàng Phi Huyền cho biết: “Bên em vẫn chủ động xuất hoá đơn cho khách… Mà đôi khi là các bạn lại mua ở tuyến dưới… nhưng mà bên em vẫn cứ xuất hóa đơn đầy đủ mà.”
Câu trả lời này làm dấy lên nghi vấn mới: Nếu hệ thống xuất hóa đơn đầy đủ, tại sao người tiêu dùng lại phản ánh? Và nếu khách hàng mua từ “tuyến dưới”, thì việc kiểm soát hệ thống phân phối của công ty đang ở đâu?
Thậm chí, bà Huyền cho rằng: “Tại vì em cũng không biết là bạn nào phản ánh… Bây giờ em có biết là bạn nào mua hàng của em đâu ạ. Mà cũng không biết là bạn ấy có mua chính hãng của nhà em không. Tại vì hàng của nhà em cũng có rất nhiều hàng giả” (!)


Đơn hàng mỹ phẩm của Huyền Phi giao thành công cho người tiêu dùng.

Tuyên bố trên một lần nữa khiến dư luận đặt câu hỏi: Doanh nghiệp có thực sự đang bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hay đang tìm cách chối bỏ trách nhiệm khi bị phát hiện vi phạm quy định về hóa đơn và quản lý hệ thống phân phối?
Hàng giả tràn lan nhưng doanh nghiệp không công bố danh sách đại lý chính hãng?
Việc bà Hoàng Phi Huyền cho rằng có thể người tiêu dùng “mua nhầm hàng giả” càng khiến dư luận lo ngại. Trong khi đó, trên website chính thức của Huyền Phi cũng không công khai danh sách các đại lý chính hãng, gây khó khăn trong việc phân biệt giữa hàng thật và hàng nhái.
Đây là một lỗ hổng lớn trong quản lý thương hiệu và bảo vệ người tiêu dùng. Theo quy định tại Điều 12, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, doanh nghiệp có trách nhiệm: “Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng; trong đó bao gồm cả thông tin về đại lý, nhà phân phối.”
Việc không công khai hệ thống phân phối chính hãng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng gần như không thể phân biệt đâu là nguồn hàng chính thức, dễ rơi vào “ma trận” hàng giả, hàng nhái, và nếu có vấn đề xảy ra, quyền lợi sẽ không được đảm bảo.
Câu chuyện xoay quanh sản phẩm mỹ phẩm HPO2 của Công ty TNHH Mỹ phẩm Huyền Phi không chỉ dừng lại ở vấn đề pháp lý liên quan đến quảng cáo, hóa đơn hay hàng giả, mà phản ánh một thực trạng phổ biến của nhiều doanh nghiệp mỹ phẩm nội địa hiện nay: Đó là chạy theo truyền thông hào nhoáng, nhưng thiếu minh bạch về pháp lý và trách nhiệm người bán.
Trong thời đại thương mại điện tử phát triển, khi người tiêu dùng ngày càng tỉnh táo, việc cố tình che giấu thông tin, đối phó với cơ quan chức năng không còn là chiến lược có thể tồn tại lâu dài. Mỗi hành động không rõ ràng, mỗi phát ngôn thiếu nhất quán sẽ tạo ra những vết nứt trong niềm tin của khách hàng.
Nếu thực sự “gỡ sản phẩm vì thiếu giấy phép quảng cáo”, doanh nghiệp nên công khai giấy phép cũ, nêu rõ quy trình làm lại và thời gian cụ thể sản phẩm sẽ được tái công bố. Nếu có hệ thống phân phối rộng khắp, hãy công bố danh sách đại lý chính hãng. Nếu nói luôn xuất hóa đơn, thì phải chứng minh bằng quy trình thực tế, có thể truy xuất hóa đơn theo mã đơn hàng.
Chỉ khi người tiêu dùng cảm thấy an toàn và minh bạch trong từng bước giao dịch, sản phẩm mới có thể bền vững trên thị trường.

Còn lại: 1000 ký tự
Hộp thư ngày 22/8/2023: Phản ánh liên quan Ngân hàng Quốc Dân, Điện lực Hà Tĩnh, BV Tràng An

Hộp thư ngày 22/8/2023 nhận thông tin phản ánh liên quan đến Ngân hàng TMCP Quốc Dân, Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) và nhiều đơn vị khác.

Xem chi tiết
Hộp thư ngày 8/8/2023: Phản ánh về Ngân hàng Chính sách xã hội, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái

Hộp thư ngày 8/8/2023 nhận thông tin phản ánh liên quan đến Ngân hàng Chính sách xã hội, Sở Công Thương Yên Bái và nhiều đơn vị khác.

Xem chi tiết
​Giả trạm phát sóng điện lực lừa đảo thanh toán tiền điện

(CHG) Theo thông tin từ Điện lực miền Trung (CPCCC), đơn vị vừa phát hiện thêm trường hợp đối tượng vận hành một trạm thu phát sóng giả (BTS giả), gửi tin nhắn mạo danh EVNCPC đến người dân đề nghị “thanh toán tiền điện”.

Xem chi tiết
​Triệt phá đường dây cho vay lãi nặng do người nước ngoài điều hành, thu lời bất chính trên 8.000 tỷ đồng

(CHG) Quá trình điều tra ban đầu xác định tổng số tiền các đối tượng phạm tội thông qua các công ty trung gian thanh toán tổ chức cho vay lãi nặng tính đến thời điểm bắt giữ là 18.895 tỷ; thu lợi bất chính số tiền trên 8.000 tỷ đồng; tổ chức "rửa tiền" và chuyển tiền thu lợi bất chính trái phép ra khỏi Việt Nam trên 5.000 tỷ đồng.

Xem chi tiết
​Hướng dẫn nạn nhân cầm “sổ đỏ” để chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

(CHG) Mới đây, Công an huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận đơn trình báo của một người dân bị lừa đảo với số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3