Yến sào mang thương hiệu Đỗ Thị Toán và sự im lặng của hot TikToker “Lê Anh Nuôi”


(CHG) Báo chí và dư luận thời gian qua đã chỉ rõ những nghi vấn về chất lượng của sản phẩm yến hũ mang thương hiệu Đỗ Thị Toán. Tuy nhiên, điều khiến dư luận bất bình không chỉ nằm ở con số này, mà còn ở sự im lặng khó hiểu của các KOL, trong đó có Tiktoker Lê Anh Nuôi, người từng tích cực quảng bá cho sản phẩm này với những lời lẽ đầy tính bảo chứng.

Khi quảng cáo là trách nhiệm

Trong thời đại số, nơi mạng xã hội trở thành công cụ tiếp thị hiệu quả bậc nhất, những người có tầm ảnh hưởng đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt hành vi tiêu dùng. Họ không chỉ đại diện cho hình ảnh của sản phẩm, mà còn được người theo dõi tin tưởng là “người thật, việc thật”. Vì thế, mỗi lời nói, mỗi hành vi quảng bá đều cần gắn với trách nhiệm đạo đức và pháp lý.

Mặc dù yến sào Đỗ Thị Toán không phải do Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc Phòng, Công ty Cổ phần 26 sản xuất, thế nhưng hot Tiktoker "Lê Anh Nuôi" thường xuyên livestream dưới biển hiệu của đơn vị này.

Tiktoker Lê Anh Nuôi là một trong những gương mặt nổi bật trong giới sáng tạo nội dung, với hơn 1.8 triệu người theo dõi và hơn 43 triệu lượt người thích, không ít lần, anh này giới thiệu sản phẩm yến sào Đỗ Thị Toán với lời cam kết: "Cả vợ và mẹ tôi đều đang dùng sản phẩm này, rất an tâm, rất chất lượng". Những lời lẽ ấy có sức lan tỏa lớn, không chỉ giúp sản phẩm bán chạy mà còn tạo niềm tin trong cộng đồng người tiêu dùng.
Thế nhưng, khi nghi vấn hàm lượng đạm/protein vô cùng thấp (chỉ đạt 0.171g/100g) có trong sản phẩm yến hũ (trên nhãn ghi 50% yến tươi) mang thương hiệu Đỗ Thị Toán, khi đó người tiêu dùng hoang mang, cần một lời giải thích từ những người đã từng giới thiệu sản phẩm, thì sự im lặng một cách “khó hiểu”, có phần “vô tâm”, thậm chí “vô cảm” lại là điều mà người ta nhận được từ chính người từng “nói hay” cho sản phẩm.

Người tiêu dùng "tố" sản phẩm yến sào mang thương hiệu Đỗ Thị Toán có dấu hiệu "lạ", giống nấm mốc dù sản phẩm mới sản xuất.

Trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, Tiktoker Lê Anh Nuôi đã đưa ra phát ngôn khá dè chừng: “Hiện nhãn hàng chưa lên tiếng, cơ quan chức năng cũng chưa có kết luận gì, các trang báo chính thống cũng chưa đưa tin nên khi nào có kết luận chính thức thì mới rõ ràng được…”.
Tiktoker Lê Anh Nuôi từng quảng cáo yến sào mang thương hiệu Đỗ Thị Toán rất an toàn, cả Mẹ và vợ (đang mang bầu) của mình đang sử dụng.
Xin thưa hot TikToker Lê Anh Nuôi (người đã và đang khoác lên mình màu xanh áo lính, việc trau dồi tư tưởng chính trị trong việc nhận thức rất quan trọng), tại Việt Nam không có báo nào là không chính thống. Cả báo và Tạp chí đều thực hiện theo luật báo chí và theo tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan báo chí... Các bài báo phản biện liên quan đến những dấu hiệu về chất lượng của sản phẩm yến hũ 50% yến tươi mang thương hiệu Đỗ Thị Toán được xuất bản trên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại là chính thống.
Ngoài việc cho rằng “Các trang báo chính thống chưa đưa tin”, người này cũng cho rằng: Có một vài tài khoản ảo cố tình tạo luồng dư luận trái chiều để làm tổn hại uy tín của sản phẩm, đồng thời đang “làm việc với hai bên luật sư” và “chuẩn bị nộp đơn lên cơ quan công an”.
Liên quan đến sản phẩm yến sào mang thương hiệu Đỗ Thị Toán, trong một thông báo đang lan truyền chóng mặt trên nền tảng mạng xã hội (phóng viên đã chuyển thông tin trên tới hot TikToker Lê Anh Nuôi, nhưng người này “né” trả lời), trong đó có nội dung “đáp trả” người tiêu dùng: “…Thông tin một chiều, xuyên tạc, sai sự thật… sẽ thu thập thông tin và chọn cách im lặng”.
Sự thiếu dứt khoát ấy cho thấy một chiến lược “im lặng có chọn lọc”. Người tiêu dùng cho rằng, phải chăng đây không phải để bảo vệ sự thật, mà là nhằm tránh né trách nhiệm?
Khi sự im lặng là đồng lõa với sai phạm
Tiktoker Lê Anh Nuôi không phải người duy nhất từng quảng cáo cho sản phẩm yến sào Đỗ Thị Toán. Tuy nhiên, việc anh này từng khẳng định sử dụng trong gia đình, từng tạo ra uy tín cho sản phẩm, từng gắn chặt hình ảnh cá nhân với sản phẩm, khiến trách nhiệm càng nặng nề hơn khi có sự cố.
Bởi vậy, không ít người tiêu dùng đặt ra câu hỏi: “Nếu anh không kiểm chứng thành phần sản phẩm, không biết rõ chất lượng ra sao mà vẫn giới thiệu là tốt, thì đó có phải là hành vi lừa dối người tiêu dùng? Nếu biết sản phẩm có vấn đề nhưng vẫn im lặng hoặc bao biện, thì liệu có vi phạm đạo đức kinh doanh, thậm chí vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?”.

Yến chưng đường phèn mang thương hiệu Đỗ Thị Toán trên nhãn ghi 50% yến tươi, thế nhưng hàm lượng đạm/protein chỉ đạt 0.171g/100g.

Trao đổi với thạc sĩ Lê Công Thọ, chuyên gia trong lĩnh vực Chống giả, Trung tâm Kỹ thuật chống hàng giả ACF về nội dung trên, ông Thọ cho biết: "Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi 2023) quy định rất rõ: "Tổ chức, cá nhân quảng cáo, giới thiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với nội dung quảng cáo, giới thiệu do mình thực hiện.
Với tư cách là người có ảnh hưởng trên nền tảng mạng xã hội, các video quảng cáo của Lê Anh Nuôi có lượng xem lên đến hàng chục nghìn lượt, việc Lê Anh Nuôi không lên tiếng phản hồi đầy đủ trước những bằng chứng cụ thể, có thể được xem là hành vi không phù hợp với quy định nêu trên".

Người tiêu dùng cho rằng Thông báo trên là của Lê Anh Nuôi.

Vì vậy, trên các diễn đàn, hội nhóm tiêu dùng, hàng loạt bình luận bày tỏ sự bức xúc với thái độ “trốn tránh” của những KOL từng gắn bó với sản phẩm yến Đỗ Thị Toán.
Một người dùng bình luận: “Người tiêu dùng chúng tôi đâu có công cụ để kiểm nghiệm, nên mới tin vào người nổi tiếng. Giờ xảy ra chuyện, họ im lặng như chưa từng liên quan, vậy ai bảo vệ chúng tôi?”
Một người khác viết: “Trên nền tảng mạng xã hội thì tung hô, nói là hàng chuẩn, nhà dùng yên tâm. Giờ kiểm nghiệm cho thấy hàm lượng yến thấp quá, lại bảo “đợi kết luận”. Không rõ là trách nhiệm hay đang rũ bỏ trách nhiệm?”

Trụ sở của đơn vị sở hữu yến Đỗ Thị Toán.

Đây không còn là sự thất vọng, mà đã là sự tổn thương niềm tin, điều vô cùng quan trọng trong mối quan hệ giữa người tiêu dùng và người có ảnh hưởng.
Ngày sản xuất "từ tương lai"
Không dừng lại ở nghi vấn yến sào không đạt chất lượng, trong một diễn biến khác, mạng xã hội xuất hiện hình ảnh sản phẩm được cho là của chính Lê Anh Nuôi sản xuất, có ngày sản xuất được ghi là 24/04/2026, trong khi hạn sử dụng là 24/07/2025, tức là sản phẩm được sản xuất sau khi đã… hết hạn.
Trong một cuộc trao đổi không chính thức (qua điện thoại) với phóng viên về nội dung trên, Lê Anh Nuôi cho rằng: “Đó là do sử dụng mực in thân thiện môi trường, dễ bị tẩy xóa và có người tiêu dùng sửa con số “5” thành “6”, cố tình hại doanh nghiệp” (?)
Sản phẩm của chính Lê Anh Nuôi có ngày sản xuất đến từ tương lai.
Tuy nhiên, ai đã từng nhìn qua hình ảnh này cũng dễ dàng nhận thấy con số “6” được in khá rõ nét, thậm chí có độ đồng đều với các số còn lại. Rất khó để tin rằng đây chỉ là hậu quả của một trò đùa hoặc hành vi phá hoại. Nếu thật sự là bị tẩy xóa, tại sao không công bố mẫu gốc để so sánh? Tại sao không truy xuất lô hàng cụ thể để kiểm chứng? Nếu sản phẩm trên bị chỉnh sửa, phía Lê Anh Nuôi cần khẩn trương làm việc với cơ quan chức năng về hành vi vu khống, bôi nhọ, phá hoại uy tín doanh nghiệp.
Tất cả những câu hỏi đó, tiếc thay đến nay đã nhiều ngày trôi qua, phía cá nhân Lê Anh Nuôi vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Việc Tiktoker Lê Anh Nuôi, với hàng loạt phát ngôn mơ hồ, né tránh và sự “im lặng có chọn lọc” về sản phẩm yến sào mang thương hiệu Đỗ Thị Toán, cũng như ngày sản xuất của một sản phẩm do chính mình sản xuất có dấu hiệu đến từ “tương lai” đang khiến dư luận đặt dấu hỏi lớn: “Liệu anh có đang thực sự bảo vệ người tiêu dùng, hay đang cố bảo vệ chính mình”?
Nếu chọn cách tiếp tục im lặng hoặc phủ nhận trách nhiệm, người có ảnh hưởng sẽ không chỉ mất đi lòng tin từ người theo dõi, mà còn có thể đối mặt với hệ lụy pháp lý, khi mà các quy định pháp luật ngày càng siết chặt trách nhiệm của người quảng cáo.
Cuối cùng, khi quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm phạm, họ có quyền yêu cầu minh bạch, trung thực, không phải là những lời bao biện và càng không phải là sự im lặng.
Còn lại: 1000 ký tự
Hộp thư ngày 22/8/2023: Phản ánh liên quan Ngân hàng Quốc Dân, Điện lực Hà Tĩnh, BV Tràng An

Hộp thư ngày 22/8/2023 nhận thông tin phản ánh liên quan đến Ngân hàng TMCP Quốc Dân, Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) và nhiều đơn vị khác.

Xem chi tiết
Hộp thư ngày 8/8/2023: Phản ánh về Ngân hàng Chính sách xã hội, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái

Hộp thư ngày 8/8/2023 nhận thông tin phản ánh liên quan đến Ngân hàng Chính sách xã hội, Sở Công Thương Yên Bái và nhiều đơn vị khác.

Xem chi tiết
​Giả trạm phát sóng điện lực lừa đảo thanh toán tiền điện

(CHG) Theo thông tin từ Điện lực miền Trung (CPCCC), đơn vị vừa phát hiện thêm trường hợp đối tượng vận hành một trạm thu phát sóng giả (BTS giả), gửi tin nhắn mạo danh EVNCPC đến người dân đề nghị “thanh toán tiền điện”.

Xem chi tiết
​Triệt phá đường dây cho vay lãi nặng do người nước ngoài điều hành, thu lời bất chính trên 8.000 tỷ đồng

(CHG) Quá trình điều tra ban đầu xác định tổng số tiền các đối tượng phạm tội thông qua các công ty trung gian thanh toán tổ chức cho vay lãi nặng tính đến thời điểm bắt giữ là 18.895 tỷ; thu lợi bất chính số tiền trên 8.000 tỷ đồng; tổ chức "rửa tiền" và chuyển tiền thu lợi bất chính trái phép ra khỏi Việt Nam trên 5.000 tỷ đồng.

Xem chi tiết
​Hướng dẫn nạn nhân cầm “sổ đỏ” để chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

(CHG) Mới đây, Công an huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận đơn trình báo của một người dân bị lừa đảo với số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3