Trao đổi với ông Nguyễn Lê Hoan, Chánh văn phòng Qũy Chống hàng giả về thực trạng liên quan đến một số đơn vị kinh doanh trái cây nhập khẩu tại thị trường Việt Nam, ông Hoan cho rằng:
“ Hiện nay các loại trái cây nhập khẩu được giới thiệu và bày bán trên thị trường rất phong phú. Nếu căn cứ vào những lời giới thiệu: táo New Zealand, nho Mỹ, táo Úc, lê Hàn Quốc… mà người tiêu dùng không tìm hiểu kỹ về nguồn gốc xuất xứ trên tem và nhãn phụ của sản phẩm thì rất dễ mắc lừa bởi những gian thương. Việc những loại trái cây cao cấp đắt tiền này có đúng như lời giới thiệu không, được bảo quản bằng hóa chất gì và có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không, thực tế rất khó biết vì ngay nguồn gốc của chúng cũng rất mập mờ.
Có rất nhiều hóa chất đang được người ta dùng để bảo quản trái cây, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là đất đèn và một số hóa chất độc hại khác. Hóa chất được nói đến nhiều là chất chống nấm dùng trong xây dựng rất rẻ tiền. Trái cây sau khi được nhúng dung dịch này, các vi sinh vật bám vào sẽ chết ngay nên giữ được vẻ tươi đẹp rất lâu. Có nơi người ta còn dùng cả chất 2,4D là một loại thuốc diệt cỏ để tẩm ướp bảo quản trái cây. Đây là một hóa chất độc, dùng liều lượng cao có tác dụng diệt cỏ, dùng nồng độ thấp có tác dụng kích thích làm cho trái cây tăng kích thước nhanh bất thường. Ngoài ra còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, giúp trái cây tươi lâu.
Việc phân biệt trái cây tự nhiên với những loại được bảo quản bằng hóa chất rất khó, không thể thực hiện được bằng mắt thường. Các biện pháp để phòng như rửa kỹ bằng nước sạch hoặc ngâm nước muối cũng không có tác dụng vì hóa chất độc hại đã ngấm sâu vào ruột trái cây.
Để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nên thận trọng khi chọn mua trái cây, nên mua những loại có dáng vẻ tự nhiên và cảnh giác với những loại nom quá bóng bẩy, đẹp mã. Nên chọn mua trái cây ở những cửa hàng có tín nhiệm, không nên mua những loại không rõ nguồn gốc. Những trái cây (nhất là hàng nhập ngoại) được bảo quản theo các phương pháp an toàn thường được đóng gói cẩn thận, có ghi tên công ty, hãng gia công chế biến trên bao gói, bán lẻ trên thùng đựng. Đồng thời nên ăn những trái cây trong nước và không nên mua những quả trái mùa nếu không biết rõ chúng được bảo quản bằng phương pháp gì, có an toàn hay không?.
Trước mối lo về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của hoa quả nhập khẩu, nhằm minh bạch thị trường hoa quả nhập khẩu, ngày 07/12/2023, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 294/KH-UBND (tăng cường quản tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố). Cụ thể, trong năm 2024, TP.Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trái cây lưu thông trên địa bàn về nguồn gốc xuất xứ, xóa bỏ các điểm kinh doanh trái cây không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm. |
(CHG) Ngày 10-12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành một loạt công văn thông báo đình chỉ lưu hành và tiêu hủy trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết