Hà Nội: Nhiều người mất tiền khi mua phải phần mềm theo dõi rởm


(CHG) Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã thông tin về việc điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn rao bán phần mềm theo dõi, giám sát, định vị Zalo, Facebook, Viber, Line trên điện thoại di động do Phùng Quang Thắng (SN 1993, trú tỉnh Vĩnh Phúc) cầm đầu.
Trước đó, vào tháng 7/2022, Công an quận Nam Từ Liêm tiếp nhận trình báo của 5 nạn nhân, bị nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức rao bán các thiết bị điện tử và các phần mềm theo dõi, giám sát, định vị Zalo, Facebook, Viber, Line, Telegram… rởm. Nhóm đối tượng này sống ở một chung cư mini trên đường Mỹ Đình, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm.
Sau khi mua phần mềm, thiết bị điện tử nói trên, các bị hại phát hiện là giả vì không sử dụng được. Tổng số tiền mà 5 người bị nhóm đối tượng này chiếm đoạt là hơn 21 triệu đồng.
Ba đối tượng Tú, Hiếu, Bảo.
Đội cảnh sát hình sự Công an quận Nam từ Liêm đã vào cuộc, xác minh và triệu tập các đối tượng Trần Văn Tú (SN 1996, trú TP. Vĩnh yên, tỉnh Vĩnh Phúc); Phạm Minh Hiếu (SN 2001) và Chu Thái Bảo (SN 2000, cùng trú xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) tới làm việc.
Cơ quan công an xác định, từ cuối tháng 6/2022, Phùng Quang Thắng đã thuê Trần Văn Tú, Phạm Minh Hiếu, Chu Thái Bảo bán các thiết bị đánh cờ bạc bịp. Ngoài trả lương, Thắng còn thuê căn hộ chung cư mini trên đường Mỹ Đình cho 3 người, bao ăn ở. Do việc bán các thiết bị cờ bạc bịp không được nhiều, nên Thắng bảo Tú, Hiếu, Bảo bán ứng dụng, phần mềm theo dõi, giám sát, định vị Zalo, Facebook, Viber... trên điện thoại di động.
Các đối tượng đều biết ứng dụng phần mềm theo dõi, định vị này là giả, nhưng vẫn chào bán cho khách nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền. Nhóm đối tượng này thống nhất đưa giá cài đặt ứng dụng trên điện thoại là 1,2 triệu đồng. Sau khi cài đặt, khách phải mua 1 trong 3 gói để sử dụng tính năng phần mềm. Theo đó, gói cơ bản có giá 2 triệu, gói VIP giá 3,5 triệu và gói đặc biệt có giá 5 triệu đồng. Khách có thể thanh toán bằng cách trả tiền mặt hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng.
Từ ngày 21/7 đến khi bị bắt, bằng thủ đoạn trên, nhóm của Thắng, Tú, Bảo, Hiếu đã bán được ứng dụng trên cho khoảng 10 khách hàng.
Để phục vụ công tác điều tra, Công an quận Nam Từ Liêm đề nghị những ai là bị hại của nhóm đối tượng trên liên hệ ngay với Đội cảnh sát hình sự Công an quận Nam Từ Liêm để trình báo, giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi của mình.
Còn lại: 1000 ký tự
Bộ Y Tế ra quyết định thu hồi số công bố mỹ phẩm của Công ty Phương Anh

(CHG) Ngày 10-12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành một loạt công văn thông báo đình chỉ lưu hành và tiêu hủy trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
2
2
2
3