Handico 6 đang hợp thức hoá vi phạm toà nhà Diamond Flower


Những vi phạm trật tự xây dựng quy mô hàng nghìn m2 tại tòa nhà Diamond Flower, Khu đô thị Trung Hòa-Nhân Chính đang được Handico 6 lấy ý kiến để hợp thức hóa.

Thanh tra kiến nghị hợp thức hoá vi phạm

Ngày 17/5/2022, Thanh tra Bộ Xây dựng ban hành Kết luận Thanh tra số 39/KL-TTr, trong đó chỉ ra nhiều tồn tại, vi phạm tại Dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng và nhà ở tại ô đất C1, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, quận Thanh Xuân (toà nhà Diamond Flower), do Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhà số 6 Hà Nội (Handico 6) làm chủ đầu tư.

Theo kết luận thanh tra, các vi phạm của Handico 6 tại Dự án C1 đã được Thanh tra Sở Xây dựng TP Hà Nội kiểm tra, quyết định xử phạt, báo cáo UBND TP. Hà Nội vào năm 2018, 2019, nhưng đến thời điểm thanh tra (tháng 9/2020) vẫn chưa xử lý triệt để.

Handico 6 đang hợp thức hoá vi phạm toà nhà Diamond Flower
Toà nhà Diamond Flower có nhiều vi phạm đang được lấy ý kiến để hợp thức hoá.

Cụ thể, qua kiểm tra, Thanh tra Sở Xây dựng đã chỉ ra hàng loạt vi phạm trật tự xây dựng tại Toà nhà Diamond Flower và ngày 6/12/2018, đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền 40 triệu đồng, buộc chủ đầu tư khắc phục hậu quả theo khoản 11, Điều 15, Nghị định 139/NĐ-CP ngày 27/11/2017.

Những vi phạm này sau đó đã được Sở Xây dựng báo cáo UBND TP. Hà Nội tại Văn bản số 11885/SXD-TTr. Thay vì kiến nghị xử lý nghiêm, Sở Xây dựng đã đề nghị UBND TP. Hà Nội xem xét, chỉ đạo lấy ý kiến cộng đồng dân cư tại tòa nhà về điều chỉnh phương án kiến trúc nhằm hợp thức hóa một số vi phạm.

Đến tháng 9/2020, qua kiểm tra thực tế, Thanh tra Bộ Xây dựng nhận thấy các hạng mục vi phạm mà Thanh tra Sở Xây dựng đã xử phạt vào tháng 12/2018 vẫn chưa được xử lý triệt để, vẫn còn tồn tại.

Cụ thể: “Chủ đầu tư sử dụng khoảng 1.211m2 làm văn phòng làm việc tại tầng L1 kỹ thuật; sử dụng 247m2 sàn, trong đó có 163m2 sàn lửng kết cấu thép làm dịch vụ ăn uống tại tầng L2 kỹ thuật; mở rộng sàn lửng tầng hầm B2 khoảng 1.500m2 bằng tấm bê tông trên hệ dầm thép để xe máy”.

“Chủ đầu tư xây dựng nhà hàng cà phê diện tích 150m2, kết cấu khung thép, vách kính, mái lợp tole cao 2,7m, theo quy hoạch tổng mặt bằng là bể cảnh và cây vườn, vi phạm khoản 4, Điều 12, Luật Xây dựng 2014”, Thanh tra Bộ Xây dựng kết luận.

Tạo tiền lệ xấu, gây bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Nguồn tin riêng của Báo Công Thương cho biết, mới đây, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Handico 6, để đôn đốc khắc phục các vi phạm đã nêu tại Kết luận Thanh tra số 39/KL-TTr ngày 17/5/2022 của Thanh tra Bộ Xây dựng.

Tại buổi làm việc, Handico 6 cho biết, đối với vi phạm “sử dụng 247m2 sàn, trong đó có 163m2 sàn lửng kết cấu thép là dịch vụ ăn uống tại tầng L2 kỹ thuật”, sau khi Thanh tra Bộ Xây dựng có kết luận, công ty đã dừng hoạt động tại tầng kỹ thuật L2.

“Hiện tại, chủ đầu tư vẫn đang tiếp tục làm việc với bên thuê mặt bằng các nội dung thanh lý hợp đồng và tài sản, sau khi thống nhất sẽ tháo dỡ sàn lửng kết cấu thép trả lại nguyên trạng theo thiết kế được duyệt”, Handico 6 cho biết.

Đối với vi phạm “sử dụng khoảng 1.211m2 làm văn phòng làm việc tại tầng kỹ thuật L1; mở rộng sàn lửng tầng hầm B2 khoảng 1.500m2 bằng tấm bê tông trên hệ dầm thép để xe máy”, hiện chủ đầu tư đang thực hiện hướng dẫn của Sở Xây dựng tại Văn bản số 2084/SXD-TTr ngày 15/3/2019 lấy ý kiến đồng thuận của cư dân đối với các hạng mục điều chỉnh của dự án.

“Chủ đầu tư báo cáo sẽ tổ chức họp hội nghị cư dân nhà chung cư để lấy ý kiến cư dân theo hướng dẫn của Sở Xây dựng để làm căn cứ xin điều chỉnh công năng sử dụng tại tầng L1 và mở rộng sàn lửng tầng hầm B2”, nguồn tin cho biết.

Đối với vi phạm “xây dựng nhà hàng cà phê diện tích khoảng 150m2, kết cấu khung thép, vách kính, mái lợp tôn cao 2,7m, theo quy hoạch tổng mặt bằng là bể cảnh và vườn vây”, Handico6 đang liên hệ với Sở Quy hoạch – Kiến trúc để điều chỉnh tổng mặt bằng và phương án kiến trúc điều chỉnh của dự án.

“Trong trường hợp không được chấp thuận, chủ đầu tư sẽ tiến hành tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng. Hiện chủ đầu tư vẫn chưa khắc phục được các vi phạm trên”, nguồn tin nói với phóng viên Báo Công Thương.

Trong một văn bản gửi Sở Xây dựng cách đây ít hôm, UBND quận Thanh Xuân yêu cầu Handico 6 tiếp tục liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để được điều chỉnh dự án, khắc phục các vi phạm.

“Đối với sàn lửng tại tầng kỹ thuật L2, nhà hàng cà phê tại tầng 1: Yêu cầu công ty khẩn trương thực hiện tháo dỡ hoàn trả mặt bằng theo bản vẽ thiết kế được phê duyệt”, UBND quận Thanh Xuân yêu cầu.

Phản ánh tới Báo Công Thương, một số doanh nghiệp bày tỏ sự không đồng tình với hướng xử lý vi phạm của Sở Xây dựng TP. Hà Nội và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Việc chậm khắc phục những vi phạm, tồn tại đã được Thanh tra Sở Xây dựng chỉ ra từ năm 2018 và Thanh tra Bộ Xây dựng kết luận vào năm 2022; khắc phục hậu quả theo hướng hợp thức hóa vi phạm không chỉ tạo tiền lệ xấu, còn gây bất bình đẳng đối với các doanh nghiệp đang chấp hành đúng theo chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có dấu hiệu phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm Luật Cạnh tranh.

Báo Công Thương sẽ tiếp tục thông tin./.

Nguồn: BÁO CÔNG THƯƠNG

Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3