Cận cảnh sai phạm tại các dự án lấy đất làm cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây


Những dự án khai thác đất phục vụ xây dựng cao tốc đã và đang gây ra nhiều hệ lụy xấu về môi trường, mất an toàn, nguy cơ sạt lở…

Tháng 4/2023, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài 99 km, nối hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận, tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, đưa vào khai thác. Công trình giúp giảm tải cho tuyến Quốc lộ 1A thường xuyên quá tải phương tiện lưu thông khi đi qua 2 tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận. Tuyến cao tốc đã giúp ô tô từ TP. Hồ Chí Minh đi Phan Thiết còn hơn 2 giờ thay vì 4 - 5 tiếng như trước, tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế liên vùng...

Thế nhưng, ít ai biết được để việc xây dựng tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết được đảm bảo thì phải đánh đổi nhiều hệ lụy. Trong đó có việc tồn tại những dự án khai thác đất phục vụ xây dựng cao tốc này đã và đang gây thiệt hại về môi trường, mất an toàn, nguy cơ sạt lở.

Cận cảnh sai phạm tại các dự án lấy đất làm cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Một ngọn đồi nham nhở đã được lấy đất tại xã Suối Cát (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai).

Theo ghi nhận trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai có ít nhất 2 vị trí khai thác đất, đá để làm cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đang gây thiệt hại về môi trường.

Điển hình, tại điểm khai thác đất thuộc địa bàn xã Xuân Hưng, tồn tại một khu vực đất rộng lớn cả héc ta đang bị khai thác nham nhở. Lộ thiên là những vách đất dựng đứng, cao vài chục mét…

Cận cảnh sai phạm tại các dự án lấy đất làm cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Nhìn từ trên cao, một ngọn đồi dựng đứng, lộ rõ khu vực đất bị khai thác sâu hoắc.

Qua tìm hiểu, vị trí này là dự án khai thác đất phục vụ xây dựng cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, do liên danh Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam - Công ty TNHH xây dựng Trung Chính (Liên danh Vinaconex - Trung Chính) thực hiện.

Tương tự, tại một dự án khai thác đất thuộc địa bàn xã Suối Cát (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) cũng do Liên danh Vinaconex - Trung Chính thực hiện. Vị trí này tồn tại khối lượng đất khổng lồ đã được lấy đi, để lại những hố sâu hoắm, vách đất thẳng đứng tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đồi đất.

Cận cảnh sai phạm tại các dự án lấy đất làm cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Vị trí khai thác đất phục vụ làm cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có nguy cơ sạt lở đồi đất rất cao, đơn vị thi công dựng bảng cảnh báo.

Về những tồn tại trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi đã có buổi khảo sát thực địa và nghe báo cáo xử lý việc thực hiện thu hồi vật liệu san lấp phục vụ thi công dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Đến ngày 9/8, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Võ Văn Phi và ý kiến chỉ đạo về vấn đề này.

Cận cảnh sai phạm tại các dự án lấy đất làm cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Nhiều hệ lụy xấu về môi trường, mất an toàn, nguy cơ sạt lở từ việc lấy đất làm cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Thời gian qua, cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ Ban Quản lý dự án Thăng Long và các nhà thầu thi công trong việc đảm bảo đủ nguồn vật liệu san lấp để phục vụ thi công dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Tuy nhiên, việc Ban Quản lý dự án Thăng Long, liên danh Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam - Công ty TNHH Xây dựng Trung Chính (liên danh Vinaconex - Trung Chính) để xảy ra sai phạm khi thực hiện dự án cải tạo đất kết hợp thu hồi đất tại xã Xuân Hưng và xã Suối Cát huyện Xuân Lộc (thực hiện ra ngoài dự án, thi công vượt cote, tạo vách đứng không đúng phương án được chấp thuận….) là nghiêm trọng.

UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long, liên danh Vinaconex - Trung Chính khẩn trương khắc phục tồn tại, thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh, không để phát sinh sai phạm.

Nguồn: BÁO CÔNG THƯƠNG

Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt hơn 100 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 Công ty buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và không có bản tự công bố sản phẩm, với số tiền xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3