Làm giả giấy tờ ô tô, chiếm đoạt tiền của 2 ngân hàng


(CHG) Làm giả giấy tờ ô tô, chiếm đoạt tiền của 2 ngân hàng, cặp vợ chồng Lê Văn Đồng và Phạm Thị Bình đã bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngày 21/11, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 2 vợ chồng bị cáo Lê Văn Đồng và Phạm Thị Bình (cùng sinh năm 1974, trú phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Theo đó, tòa tuyên phạt bị cáo Đồng 13 năm tù, Bình 7 năm tù cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngoài ra, Đồng còn bị phạt 3 năm tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, tổng hợp hình phạt chung đối với Đồng là 16 năm tù.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, khoảng tháng 3/2018, vợ chồng Lê Văn Đồng đến Công ty cổ phần Truyền thông và Dữ liệu thanh toán An Du để mua ô tô Mercedes-Benz GLC 300 bằng hình thức trả góp. Sau khi tư vấn cho khách mua xe vay tiền từ Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank), sử dụng ô tô làm tài sản bảo đảm và được Đồng đồng ý. Ngày 16/3/2018, phía An Du bán chiếc xe cho vợ chồng bị cáo với giá sau thuế là 2 tỷ đồng. Đến ngày 20/4/2018, vợ chồng Đồng ký hợp đồng vay vốn, thế chấp xe để vay ngân hàng hơn 1,4 tỷ đồng. Theo thỏa thuận, ngân hàng giữ bản gốc giấy đăng ký xe.
Cùng thời điểm Đồng và Bình làm thủ tục vay tiền từ TPBank chi nhánh Thăng Long. Đồng khai có Nguyễn Thị Yến (44 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) gọi điện cho Đồng, xưng là cán bộ ngân hàng. Yến nói biết Đồng đã thế chấp ô tô và có nhu cầu vay tiền, nên tư vấn cho Đồng vay tại ngân hàng khác bằng hình thức thế chấp chiếc xe trên. Yến hứa giúp Đồng làm hồ sơ vay 1 tỷ đồng, nếu thành công, Đồng sẽ trả công cho Yến 280 triệu đồng.
Cũng theo lời khai của Đồng, Yến nói sẽ dùng giấy đăng ký ô tô giả để hoàn thiện hồ sơ thế chấp. Sau đó, Đồng chuyển giấy tờ tùy thân, đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu cho Yến làm hồ sơ vay vốn.
Viện Kiểm sát nhận định, để hoàn thiện hồ sơ, Đồng và Yến thống nhất về việc Yến giúp Đồng vay tiền dưới hình thức vay hoàn vốn mua ô tô. Quá trình thực hiện, Yến hướng dẫn Đồng nhờ em trai đứng tên cho Đồng và Bình vay số tiền 1 tỷ đồng.
Ngày 26/4/2018, nghe Yến thông báo đã hoàn thiện hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng Việt Nam (PVComBank) chi nhánh Thăng Long, vợ chồng Đồng đi ô tô rồi cùng Lê Thanh Bằng (em trai của Đồng) đến chi nhánh này để vay 1 tỷ đồng. Đến ngày 28/4/2018, sau khi anh Bằng ký vào các loại giấy tờ tại PVComBank, ngân hàng này đã giải ngân 1 tỷ đồng vào tài khoản của Bằng. Sau đó, anh Bằng rút tiền chuyển cho Đồng. Ngày hôm sau, Lê Văn Đồng đưa cho Yến 280 triệu đồng tiền công như thỏa thuận.
Sau vụ việc trên, phía TPBank xác định vợ chồng Lê Văn Đồng và Phạm Thị Bình không trả được tiền gốc kèm lãi, còn mang ô tô Mercedes thế chấp tại PVcomBank. Tính đến ngày 28/6/2022, 2 bị cáo còn nợ Ngân hàng TPBank hơn 1,7 tỷ đồng. Còn tại PVcomBank, tổng dư nợ của vợ chồng Lê Văn Đồng tính đến 13/9/2022 là trên 1,3 tỷ đồng. Đại diện 2 ngân hàng này đã đề nghị xử lý hành vi của Lê Văn Đồng và các cá nhân liên quan, thu hồi tiền để trả cho ngân hàng.
Còn lại: 1000 ký tự
Bộ Y Tế ra quyết định thu hồi số công bố mỹ phẩm của Công ty Phương Anh

(CHG) Ngày 10-12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành một loạt công văn thông báo đình chỉ lưu hành và tiêu hủy trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
2
2
2
3