(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai vừa kiểm tra lô hàng nghi vấn đang tập kết bên đường, phát hiện 1,5 tấn chân lợn có dấu hiệu nhập lậu vào Việt Nam.
Số chân lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị bắt giữ.
Ngày 23/5, lực lượng chức năng đã phát hiện số chân lợn đông lạnh được đựng trong nhiều hộp carton, đang tập kết tại khu vực bên lề đường tỉnh lộ 156, thuộc địa phận thôn Tân Quang, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Tiến hành khám các hộp carton trên, lực lượng chức năng phát hiện bên trong chứa chân lợn đông lạnh có dấu hiệu tan đá, chảy nước, biến đổi màu sắc, bốc mùi hôi thối. Tổng trọng lượng tang vật vi phạm lên tới 1,5 tấn.
Chủ lô thực phẩm trên là ông T.V.T trú tại thôn Phố Mới 1, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát. Làm việc với lực lượng chức năng, ông T. thừa nhận đã mua trôi nổi số hàng hóa trên nên không có hóa đơn, chứng từ và giấy tờ kiểm dịch; hàng hóa đang tập kết chờ vận chuyển đi tiêu thụ thì bị phát hiện và bắt giữ. Ước tính trị giá của lô hàng là 67,5 triệu đồng.
Đây là vụ việc bất chấp luật pháp vì mục đích lợi nhuận, buôn bán thực phẩm nghi nhập lậu, không đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ mầm bệnh cho người tiêu dùng.
Đội Quản lý thị trường số 2 đã tạm giữ toàn bộ hàng hóa vi phạm để sớm tiêu hủy và xử lý trách nhiệm đối với chủ hàng theo quy định của pháp luật.
Việc đưa thực phẩm bẩn ra thị trường để tiêu thụ có nguyên nhân lớn từ những người sản xuất, kinh doanh vì chạy theo lợi nhuận mà bất chấp hậu quả. Do đó, cần có chế tài xử phạt một cách nghiêm khắc đối với hành vi này để đủ sức răn đe, không để tái diễn, có thể thu hồi giấy phép, cấm hoạt động vĩnh viễn cơ sở sản xuất, kinh doanh, thậm chí xử lý hình sự với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng.
Đặc biệt, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong việc truy xuất nguồn gốc và các thông tin cơ bản về sản phẩm. Bên cạnh đó, hình thành thói quen mua sắm, tiêu dùng thông minh để thực phẩm bẩn, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng không còn cơ hội tồn tại.
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết