Phạt 3 hộ kinh doanh hàng hóa nhập lậu trên Zalo


(CHG) Cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn vừa xử phạt 3 hộ kinh doanh gần 16 triệu đồng hành vi đăng tải, rao bán trên Zalo một số loại chân gà, sữa bột đóng hộp, bột ngũ cốc dinh dưỡng, mỹ phẩm do nước ngoài sản xuất không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Qua công tác theo dõi, nắm tình hình hoạt động kinh doanh hàng hóa trên các trang mạng xã hội zalo, Facebook, Tổ Quản lý địa bàn huyện Bắc Sơn – Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 5 phát hiện 03 tài khoản Zalo có tên: “Pham Huong”, “Mỹ Hương” và “Phan Huynh Duc” thường xuyên đăng tải, rao bán trên mạng một số loại chân gà, sữa bột đóng hộp, bột ngũ cốc dinh dưỡng và kem dưỡng da do nước ngoài sản xuất.
Từ ngày 21 - 23/6/2023, Tổ Quản lý địa bàn huyện Bắc Sơn - Đội QLTT số 5 đã tổ chức kiểm tra tại 03 cơ sở kinh doanh bánh kẹo, nước giải khát, đường sữa và mỹ phẩm là: Hộ kinh doanh Trần Thị Mỹ H. có địa chỉ tại xã Tân Tri, huyện Bắc Sơn; Hộ kinh doanh Phan Huỳnh Đ. có địa chỉ tại xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn và Hộ kinh doanh Nguyễn Đề T. có địa chỉ tại xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Qua kiểm tra, phát hiện tại cửa hàng do bà Trần Thị Mỹ H. (có tài khoản Zalo: “Mỹ Hương”) là chủ hộ đang bày bán 40 gói chân gà (vỏ đỏ) loại 32g/gói, tổng giá trị hàng hóa 440.000 đồng; Tại cửa hàng do ông Phan Huỳnh Đ. (có tài khoản Zalo: “Phan Huynh Duc”) là chủ hộ đang bày bán 92 đơn vị hàng hóa là mỹ phẩm, tổng trị giá 5.010.000 đồng; Tại cửa hàng do ông Nguyễn Đề T. (có tài khoản Zalo: “Pham Huong”) là chủ hộ đang bày bán 219 đơn vị hàng hóa là sữa bột đóng hộp và bột ngũ cốc dinh dưỡng các loại, tổng trị giá 10.257.000 đồng. Tất cả các hàng hóa trên đều không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính, đồng thời ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 03 hộ kinh doanh: Trần Thị Mỹ H., mức phạt 2.000.000 đồng; Phan Huỳnh Đ., mức phạt 6.000.000 đồng; Nguyễn Đề T., mức phạt 10.000.000 đồng; buộc các ông/bà: Trần Thị Mỹ H., Phan Huỳnh Đ., Nguyễn Đề T. tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa nhập lậu có tổng giá trị 15.707.000 đồng trên theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 13/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự buôn bán hàng giả là thực phẩm xảy ra tại khu vực Cổng khu đô thị GoldMark City phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội. Đồng thời, ra Quyết định khởi tố 02 bị can là ông Lê Văn Hữu (Chủ sở hữu của lô hàng) và bà Trương Thị Thảo (quản lý kinh doanh hệ thống bán hàng online) về hành vi buôn bán hàng giả là thực phẩm.
Vụ việc được Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 24, Cục QLTT TP. Hà Nội phát hiện và kiểm tra ngày 6/6/2023 sau thời gian dài theo dõi việc kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội và phát hiện dấu hiệu vi phạm tại Điểm kinh doanh hàng hóa tại địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà  Time Coffee , số 117 Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội.
Làm việc với lực lượng chức năng, chủ hàng cho biết đã thuê địa điểm Tầng 4, Tòa nhà Time Coffee, số 117 Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội để kinh doanh online trên mạng xã hội Facebook./.

Tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về khái niệm hàng hóa không rõ nguồn gốc cụ thể như sau:
13. “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3