Phát hiện kho hàng lậu trị giá hơn 1 tỷ đồng


(CHG) Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện kho hàng lậu chứa hơn 28.000 sản phẩm (gồm mỹ phẩm, đồ gia dụng, đồ tiện ích cá nhân…) do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ; nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ước tính, tổng giá trị lô hàng vi phạm hơn 1 tỷ đồng.

Kho hàng lậu bị lực lượng chức năng phát hiện tại Hà Nội.

Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Qua đó, đã phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ việc vi phạm với quy mô lớn, tính chất phức tạp, số lượng tang vật có giá trị cao.
Vụ việc gần đây nhất xảy ra vào ngày 15/5/2023, Đội Quản lý thị trường số 9, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành khám kho hàng nghi vấn tại khu vực giữa số nhà 13 và số nhà 15, ngõ 2, Đội 9, Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện kho hàng này đang lưu trữ hơn 28.000 sản phẩm là mỹ phẩm, đồ gia dụng, đồ tiện ích cá nhân do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ; nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ước tính, tổng giá trị lô hàng vi phạm hơn 1 tỷ đồng.
Bước đầu, chủ cơ sở khai nhận đang thực hiện kinh doanh bằng hình thức online trên sàn thương mại điện tử.
Đội Quản lý thị trường số 9 đã ra quyết định tạm giữ toàn bộ số hàng hóa để tiến hành xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.
Tương tự, tại Lạng Sơn, ngày 16/5 vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện cá nhân sử dụng Facebook mang tên “Nông Thị Quyên" đăng bán nhiều mặt hàng có dấu hiệu vi phạm.
Tiến hành kiểm tra thực tế địa điểm kinh doanh tại ngõ 15, khối 7, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, lực lượng chức năng thu giữ gần 1.000 đơn vị sản phẩm là mỹ phẩm, chất tẩy rửa các loại do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ kèm theo. Ngoài ra, cơ sở kinh doanh này cũng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp bắt buộc. Theo đó, Đội Quản lý thị trường số 2 đã lập biên bản, trình Đội trưởng xem xét xử phạt theo thẩm quyền.
Từ các vụ việc kể trên có thể thấy, các đối tượng đã lợi dụng triệt để nhu cầu tiêu dùng của người dân mua hàng qua hoạt động thương mại điện tử tăng cao để quảng cáo, giới thiệu, cung cấp thông tin sai lệnh về sản phẩm, chào bán các sản phẩm hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng không có hóa đơn, chứng từ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng, hàng kém chất lượng... đến người tiêu dùng.
Thực trạng này đòi hỏi lực lượng chức năng cần quyết liệt hơn nữa trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên nền tảng thương mại điện tử. Cần có chế tài xử phạt mạnh tay với các trường hợp cố ý vi phạm để răn đe và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh chân chính./.

Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt hơn 100 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 Công ty buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và không có bản tự công bố sản phẩm, với số tiền xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3