(CHG) UBND huyện Đa Krông cho biết, huyện đã có đề nghị tỉnh Quảng Trị chỉ đạo đánh sập các hầm lò khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn Tà Long.
Theo Chủ tịch UBND huyện Đa Krông, ông Thái Ngọc Châu cho biết, huyện vừa thành lập tổ kiểm tra, xử lý tình trạng khai thác vàng trái phép tại khe Vả và khe Xát, khu vực suối Ka Ruông, xã Tà Long. Khu vực này nằm sát khu vực biên giới, xa trung tâm do Bộ đội Biên phòng quản lý. Do vậy, UBND huyện đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh hỗ trợ nổ mìn đánh sập các hầm lò khai thác khoáng sản trái phép và tăng cường tuần tra, kiểm soát khu vực biên giới.
Qua kiểm tra thực tế, cơ quan chức năng phát hiện tại khe Vả có 2 hầm, gồm 1 hầm đào mới với chiều cao 1,4m, rộng 0,8m, sâu khoảng 3m, hầm còn lại đã cũ khai thác khoảng giai đoạn 2009 - 2012 có chiều cao 1,5m, rộng 0,7m và 2 lán trại đã bị phá hủy. Tại khe Xát có 2 hầm đã cũ, khai thác khoảng giai đoạn 2009-2012 có chiều cao 1,5m, rộng 0,7m và 2 lán trại đã bị phá hủy.
Quảng Trị chỉ đạo đánh sập các hầm lò khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn Tà Long |
Công an xã Tà Long cho biết, đơn vị phát hiện một số đối tượng có hành vi vận chuyển máy móc, thiết bị phục vụ khai thác khoáng sản trái phép tại khe Kruông. Khu vực này rừng núi hiểm trở, cách trung tâm thị xã khoảng 15km, thời gian di chuyển đến địa điểm mà các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép mất khoảng gần 5 giờ đi bộ men theo dọc bờ suối hoặc băng rừng lên phía thượng nguồn, gây khó khăn cho lực lượng chức năng khi tiếp cận.
Hiện nay, trên thực tế, hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh. Biểu hiện rõ nét nhất là việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải; làm ảnh hưởng đến sử dụng nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải axit mỏ… Những hoạt động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị và xã hội của cộng đồng một cách sâu sắc.
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết