Siết chặt quản lý thanh toán đối với game không phép


(CHG) "Cuộc chơi" giữa các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp game trong nước và các doanh nghiệp cung cấp game xuyên biên giới đang không công bằng, đặc biệt là việc thanh toán cho game không phép hiện nay được thực hiện quá dễ dàng bằng nhiều hình thức.

Hội thảo bàn giải pháp ngăn chăn thanh toán đối với game không phép do Bộ TT&TT tổ chức ngày 22/3 - Ảnh: VGP/HM


Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cho biết thông tin này tại Hội thảo bàn giải pháp ngăn chặn thanh toán đối với game không phép do Bộ TT&TT tổ chức ngày 22/03.

Theo ông Lê Quang Tự Do, những bất cập giữa các doanh nghiệp game trong nước và nước ngoài đã được chỉ ra, nhưng đến nay chưa có giải pháp thực sự hiệu quả. 

Nguyên nhân chính do việc cung cấp game xuyên biên giới trên 2 store là Apple và Google quá dễ dàng, game không phép cũng đăng tải rất dễ dàng; việc thanh toán cũng rất đơn giản và thuận lợi. Apple và Google mới đây cũng đã giảm chiết khấu từ 30% xuống còn 15%, điều này càng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp game xuyên biên giới.

Tính riêng trong năm 2022, ước doanh thu trong lĩnh vực game ở nước ta là hơn 500 triệu USD, tuy nhiên game không phép chiếm tới 30%, chủ yếu cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam qua Google và Apple, gây thất thu thuế cho Nhà nước, khoảng 5.000 tỷ đồng không phải đóng thuế.

"Nước ta hiện có hơn 220 doanh nghiệp game được cấp giấy phép. Tuy nhiên, số doanh nghiệp còn thực sự hoạt động, cung cấp game ra thị trường chỉ còn khoảng 30 doanh nghiệp. Còn lại các doanh nghiệp đang thoi thóp vì không thể cạnh tranh với game từ các nhà cung cấp nước ngoài", ông Lê Quang Tự Do cho biết.

Tất cả game không phép được người chơi game Việt Nam nạp tiền nhưng không chịu bất kỳ trách nhiệm nào liên quan nội dung. Vi phạm nhiều nhất của game không phép là liên quan khiêu dâm, xuyên tạc về lịch sử, người chơi bị mất tiền do game đột ngột đóng cửa, không biết ai để liên hệ; hướng dòng tiền chảy ra nước ngoài, thất thu thuế…

Trong năm 2022, có game không phép thu hút nhiều người Việt Nam tham gia, mặc dù các cơ quan quản lý đã cảnh báo những rủi ro khi chơi game không phép, nhưng vẫn có rất nhiều người bị lừa mất tiền, các game này đều ở nước ngoài vào Việt Nam thông qua 2 store là Apple và Google.

Tại sao doanh nghiệp nước ngoài làm được?

Ông Lê Quang Tự Do nhấn mạnh, một trong những nguyên nhân mà các doanh nghiệp nước ngoài làm được những việc trên là do các kênh thanh toán hiện nay cho game không phép được thực hiện rất dễ dàng và thuận lợi.

Năm 2018, trên 2 store Google và Apple không cho gắn ví điện tử Việt Nam, chỉ cho gắn thanh toán ứng dụng qua visa và master card. Sau khi Bộ TT&TT làm việc với các bên liên quan, họ đã đồng ý cho phép một số ví điện tử của Việt Nam được gắn thanh toán cho game trên 2 ứng dụng này.

Tuy nhiên, trên nhiều store, các game không phép được thanh toán tràn lan, cách nạp tiền cũng rất đơn giản và thuận lợi.

Lãnh đạo Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử chia sẻ, sau khi kiểm tra, Cục thấy Google có 3 loại hình chính thanh toán cho game là ví điện tử, visa và master card, kết hợp với các nhà mạng để thanh toán qua các nhà mạng viễn thông.

Trong đó, điều quan trọng nhất - giống như thanh toán gián tiếp, là các trung gian thanh toán, nhà mạng chưa coi trọng việc thanh toán cho game có phép hay không phép, tức là không kiểm tra tính hợp pháp của game, dẫn đến việc nạp tiền cho các game không phép, game vi phạm pháp luật rất nhiều.

Bên cạnh đó, còn có hình thức thanh toán qua website nạp tiền và đang xuất hiện những website không có giấy phép, nhưng nạp tiền cho tất cả các game, cũng không cần biết game có phép hay không phép, thậm chí có trang đặt luôn tên miền nạp tiền cho game trái phép…Các hình thức nạp tiền rất dễ và thuận lợi.

Từ đó, các doanh nghiệp game trong nước teo tóp, không cạnh tranh được với game không phép, doanh nghiệp nước ngoài hạn chế hợp tác phát hành với doanh nghiệp trong nước mà phát hành xuyên biên giới để thu lợi nhiều hơn. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ về an toàn thông tin.

Các phương án siết chặt quản lý

Từ năm 2019 đến nay, theo yêu cầu của Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, Google đã gỡ bỏ 294 game cờ bạc, bạo lực, game không phép; Apple cũng đã gỡ 90 game cờ bạc, đổi thưởng, không phép; dừng hoạt động 543 trang web có dấu hiệu cung cấp các game không phép, game cờ bạc, đổi thưởng…

Tuy nhiên, ông Lê Quang Tự Do thừa nhận, nỗ lực này vẫn chưa đủ và vẫn còn hạn chế. Việc thanh toán cho game hiện nay quá dễ dàng bằng nhiều hình thức, các trung gian không chủ động kiểm tra, thậm chí không kiểm tra được vì một số lý do, nên dẫn tới việc nạp tiền cho game không phép, cờ bạc… vi phạm pháp luật; người dùng còn thiếu ý thức cảnh giác trong quá trình lựa chọn và sử dụng dịch vụ, ứng dụng game.

Với quyết tâm có tiến triển mới về quản lý và phát triển game, Bộ TT&TT cho biết, sẽ định kỳ hàng tháng cập nhật, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trung gian thanh toán danh sách các game đã được cấp phép và không cấp phép (trước mắt chủ yếu là những game có nhiều người chơi) để các trung gian thanh toán đối chiếu, không thanh toán, kết nối thanh toán tới các game không phép.

Bộ cũng phối hợp với Bộ Công an và các đơn vị liên quan xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về thanh toán, khuyến mại cho game, hoặc các hành vi có dấu hiệu lợi dụng game để đổi thưởng, cờ bạc; chỉ đạo liên minh các nhà sản xuất và phát hành game trong nước bảo vệ bản quyền game, rà soát, loại bỏ các game mạo danh, game vi phạm bản quyền, game không phép…

Bộ TT&TT cũng đề nghị các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán nghiêm túc tuân thủ đầy đủ các quy định về thanh toán và pháp luật chuyên ngành có liên quan khi kết nối và thanh toán cho dịch vụ game.

Đồng thời, thực hiện các giải pháp ngăn chặn, không kết nối và thanh toán cho các game không phép qua hệ thống thanh toán của đơn vị, hoặc khi nhận được yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước. Trường hợp thanh toán qua IAP phải yêu cầu Apple, Google cung cấp đầy đủ các thông tin về giao dịch để thực hiện các biện pháp ngắt kết nối hoặc chặn thanh toán cho game không phép.

Bộ TT&TT cũng sẽ phối hợp với Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm nếu đơn vị trung gian thanh toán tiếp tục thanh toán cho game không phép.
Cụ thể, Bộ TT&TT sẽ đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có biện pháp ngăn chặn, không cho các đơn vị trung gian này được thanh toán cho game; đề nghị Apple, Google không hợp tác với đơn vị trung gian thanh toán để thanh toán cho game trên 2 kho ứng dụng này. Đồng thời, đề nghị các nhà mạng ngăn chặn đường truyền truy cập tới các cổng trung gian thanh toán không phép, chặn đường truyền truy cập tới các website/ứng dụng cung cấp game vi phạm pháp luật Việt Nam./.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/siet-chat-quan-ly-thanh-toan-doi-voi-game-khong-phep-102230323145948671.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt hơn 100 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 Công ty buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và không có bản tự công bố sản phẩm, với số tiền xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Long An: Tạm giữ số lượng lớn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An phối hợp Công an huyện Đức Hòa thực hiện kiểm tra cơ sở đang livestream bán hàng trực tuyến, tạm giữ số lượng lớn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Thanh Hóa: Phát hiện đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan

(CHG) Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan.

Xem chi tiết
Quảng Bình: Tiêu hủy hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã tiến hành giám sát tiêu huỷ hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tổng trị giá tang vật vi phạm bị tiêu hủy hơn 56 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 06 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai kiểm tra, xử phạt hành chính 06 cơ sở kinh doanh dược vi phạm theo quy định của pháp luật, với số tiền 47 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3