(CHG) Thói quen mua sắm không dùng tiền mặt của người dân đã có sự phát triển mạnh mẽ từ sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, vấn đề bức thiết hiện nay là làm sao đảm bảo được an toàn trong giao dịch thanh toán số khi mà sự hiểu biết của người dân còn ít nhiều hạn chế.
Ảnh minh hoạ.
Thanh toán số được hiểu là người dân sử dụng thanh toán trực tuyến qua thẻ ngân hàng hay ví điện tử hoặc thanh toán theo hình thức nhận hàng trả tiền khi đặt mua hàng tại các sàn thương mại điện tử hoặc các trang mua sắm trực tuyến. Nếu mua sắm trực tiếp tại cửa hàng mà sử dụng mã QR để thanh toán qua các app ngân hàng cũng được tính là thanh toán số.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lượng thanh toán không dùng tiền mặt tính đến hết tháng 11/2022 đã có sự tăng trưởng khoảng 85% về số lượng giao dịch, và 31% về giá trị giao dịch. Trong đó, thanh toán không dùng tiền mặt qua quét mã QR, điện thoại di động và internet đều tăng trưởng mạnh, lần lượt là 185% và 89%. Việc thanh toán này đã và đang được phổ cập toàn quốc, từ thành phố đến nông thôn, miền xuôi hay miền núi.
Thực tế chỉ cần có điện thoại di động và căn cước công dân gắn chip là có thể mở được tài khoản ngân hàng mà không cần đến phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng. Nếu tiếp tục mở rộng áp dụng định danh trực tuyến với các dịch vụ khác như cho vay online… sẽ phổ cập được nhiều dịch vụ tài chính số đến với người dân ở mọi miền hơn nữa.
Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2022 do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phát hành, ghi nhận quy mô thị trường bán lẻ thương mại điện tử vẫn đang tăng trưởng ở mức 16% mỗi năm. Bộ Công Thương nhận định việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt giúp đảm bảo tính mninh bạch, an toàn dòng tiền, từ đó giúp thương mại điện tử Việt nam duy trì mức tăng trưởng 2 con số.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu, trong năm 2023, tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng; đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin, thanh toán điện tử, thanh toán thẻ; thúc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế, giáo dục, thanh toán trên Cổng dịch vụ công Quốc gia; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, tổng kết thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ; xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển hệ thống thanh toán Việt Nam đến năm 2030.
Ngân hàng Nhà nước cũng tăng cường giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; cảnh báo, khuyến nghị kịp thời về các vấn đề rủi ro, các giải pháp tăng cường an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử./.
3
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết