Siêu thị Umax “coi thường” cơ quan chức năng?


(CHG) Mặc dù siêu thị Umax địa chỉ tại số 83 Trần Thủ Độ, quận Hoàng Mai, Hà Nội mới bị Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 15, Cục QLTT Hà Nội kiểm tra và thu giữ một số sản phẩm liên quan đến việc bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Thế nhưng, những vấn đề vi phạm nêu trên vẫn tiếp tục tồn tại. Phải chăng siêu thị Umax không chấp hành việc nhắc nhở của cơ quan chức năng?

Cố tình không chấp hành?

Ngày 29/03, Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã có bài viết: “Nhiều mặt hàng nhập khẩu không có nhãn phụ tiếng Việt bày bán công khai trong siêu thị” nêu tình trạng tại một số siêu thị trên địa bàn các phường Yên Sở, Đại Kim, Hoàng Liệt, Định Công (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) bày bán công khai những mặt hàng như đ chơi trẻ em, đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm... có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Trong khi đó, trên bao bì của những mặt hàng này đều ghi tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ tiếng Việt để người mua hàng dễ kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng, thành phần và cách sử dụng. 

Sau đó, ngày 02/04, Tổng đài Chống hàng giả 1900066689 (Quỹ Chống hàng giả) tiếp tục nhận được phản ánh của người dân về việc siêu thị này vẫn công khai bày bán rất nhiều loại hàng hóa không có nhãn phụ tiếng Việt.
Đội QLTT số 15 đã tiến hành kiểm tra tại Siêu thị Umax sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của phóng viên.
Nhằm kiểm chứng thông tin, trưa ngày 03/04, phóng viên Tạp chí CHG trở lại khảo sát hàng hóa bày bán tại Siêu thị Umax. Quan sát thực tế, phóng viên nhận thấy các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn được công khai bày bán trên quầy, kệ trong siêu thị gồm: Đồ chơi dành cho trẻ em; hóa mỹ phẩm; văn phòng phẩm; túi xách; giầy - dép; đồ gia dụng...

Các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn được công khai bày bán trên quầy, kệ trong siêu thị sau hơn 1 tuần bị lực lượng QLTT kiểm tra.
Hiện tượng nêu trên cho thấy, phản ánh của bạn đọc qua Tổng đài Chống hàng giả 1900066689 là chính xác. Và câu hỏi từ phía bạn đọc phản ánh: Liệu Siêu thi Umax có đang "thách thức" lực lượng chức năng, hay do các cơ quan chức năng chưa xử lý triệt để vấn đề vi phạm của siêu thị này là có căn cứ.
Trước đó, ngày 28/03, sau khi tiếp nhận thông tin về vấn đề gian lận thương mại từ phóng viên Tạp chí CHG, Đội QLTT số 15 đã tiến hành kiểm tra và thu giữ một số sản phẩm tại Siêu thị Umax. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, ông Nguyễn Văn Thanh, Đội phó Đội QLTT số 15 cho rằng: “Trong siêu thị này anh không thể kiểm tra như thế được, có dấu hiệu vi phạm về hàng giả anh chỉ kiểm tra về hàng giả thôi. Còn bây giờ triền miên làm đến bao giờ cho hết...”.
Có dấu hiệu gian lận thuế?
Trong quá trình khảo sát, phóng viên Tạp chí CHG còn phát hiện nhiều điểm bất thường trong quá trình kinh doanh của siêu thị này. Cụ thể: Máy sấy tóc nhãn hiệu Dryer Household, không có địa chỉ sản xuất, không có nhãn phụ tiếng Việt và có giá chỉ 100 nghìn đồng. Hay như việc siêu thị này không thể xuất hóa đơn các loại sản phẩm đang bày bán trên kệ, mà chỉ có thể xuất hóa đơn các sản phẩm về văn phòng phẩm cho người tiêu dùng khi có nhu cầu.
Một nhân viên bán hàng tại siêu thị cho biết: “Nhà em không xuất được hóa đơn đỏ, chỉ xuất được hóa đơn văn phòng phẩm thôi, nhưng mà chị muốn xuất hóa đơn (GTGT) thì bên em vẫn có dịch vụ xuất hóa đơn được, chị mua đồ khác nhưng bên em vẫn xuất hóa đơn văn phòng phẩm bằng giá trị đồ tương đương nhưng đồ nhà em chưa có thuế, nếu có thuế mất 10%...”.
Máy sấy tóc nhãn hiệu Dryer Household, không có địa chỉ sản xuất, không có nhãn phụ tiếng Việt và có giá chỉ 100 nghìn đồng. 
Thiết nghĩ, vấn đề nêu trên cần được các cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ và xử lý triệt để tình trạng bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, nhằm bảo đảm tính minh bạch của thị trường hàng hóa, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và những doanh nghiệp chân chính./.
Quy định về hàng hóa và nhãn phụ của sản phẩm:
Nghị quyết số 41/NQ-CP, ngày 09/06/2015 về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lận, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
Theo quy định của pháp luật, sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hóa bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ.
Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).
Nhãn phụ: Cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).
Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì các nội dung: Tên hàng hóa; Tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Xuất xứ hàng hóa... phải được ghi trên nhãn.

Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

Xem chi tiết
2
2
2
3