Tập trung thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp


(CHG) Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) vừa văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển, trực thuộc Trung ương về việc tập trung thực hiện nhiệm vụ gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC về khai thác hải sản bất hợp pháp (khai thác IUU).
Theo đó, Bộ NN&PTNT mới đây đã có công văn số 8947 gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW ven biển về việc tập trung thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU theo chỉ đạo của Thủ tướng và chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra EC lần 4.
Theo công văn số 8947, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành ven biển cần xây dựng kế hoạch hành động, đồng thời tiếp tục triển khai các giải pháp cụ thể chống khai thác IUU, quyết tâm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC trong năm 2023. Bộ NN&PTNT cũng đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trước mắt chống khai thác IUU để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 4 (trong tháng 4/2023) tập trung nguồn lực đảm bảo ngăn chặn, chấm dứt tàu cá, ngư dân địa phương vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá.
Bộ NN&PTNT khuyến cáo các địa phương cần rà soát, thống kê toàn bộ số lượng tàu cá của địa phương, hoàn thành 100% việc đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS) theo quy định. Cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase) theo chỉ đạo tại Văn bản số 8498/BNN-TCTS ngày 19/12/2022 của Bộ NN&PTNT. Lập danh sách các tàu cá không tham gia khai thác thủy sản và các tàu có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU, gửi các cơ quan chức năng và phân công cụ  thể đơn vị, cá nhân theo dõi, quản lý.
Kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến tại đồn/trạm biên phòng tuyến biển; đảm bảo thiết bị VMS hoạt động liên tục 24/24 giờ từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng; theo dõi, giám sát 24/7 100% tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các địa phương để kiểm soát 100% tàu cá của tỉnh hoạt động trên địa bàn ngoài tỉnh, tàu cá của tỉnh khác cập cảng làm xác nhận nhưng thực hiện chứng nhận tại tỉnh khác.
Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ chủ tàu cá mua, lắp thiết bị VMS và cước phí thuê bao vệ tinh để duy trì hoạt động thiết bị VMS. Khẩn trương thành lập Kiểm ngư địa phương theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương theo thẩm quyền của tỉnh.
Thực hiện việc xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác theo hướng dẫn tại Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT, số 01/2022/TT- BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đúng quy định, đảm bảo 100% hồ sơ các lô hàng xuất khẩu sang thị trường EU và các thị trường khác có yêu cầu truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác. Rà soát các điểm tàu cá cập bến bốc dỡ thủy sản khai thác (bến cá, cảng cá…) tổ chức giám sát 100% sản lượng thủy sản khai thác được bốc dỡ tại địa phương; kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra, vào tại cảng cá theo đúng quy định. Đảm bảo 100% tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên phải cập cảng chỉ định để bốc dỡ thủy sản; Thuyền trưởng phải thông báo trước 1 giờ khi cập cảng và thực hiện ghi, nộp nhật ký khai thác theo quy định; kiểm tra, đối chiếu thông tin trong Nhật ký khai thác đảm bảo phù hợp với dữ liệu giám sát tàu cá.
Bên cạnh đó, thực thi pháp luật, xử lý vi phạm hành chính, như: mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và xử phạt nghiêm 100% hành vi khai thác IUU theo quy định; xác minh, xử lý 100% các tàu cá không duy trì kết nối thiết bị giám sát hành trình quy định. Điều tra, xử lý 100% vụ việc tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử lý và xử phạt 100% các trường hợp vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cập nhật đầy đủ kết quả xử phạt hành vi khai thác IUU vào hệ thống phần mềm theo dõi, quản lý hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Ngoài ra, bố trí đủ nguồn lực thực hiện và thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát cơ quan, lực lượng chức năng và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU. Tiếp tục thông tin, tuyên truyền, vận động cộng đồng ngư dân ven biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan tuân thủ các quy định pháp luật về IUU, phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan kịp thời phát hiện, tố giác, xử lý các hành vi vi phạm khai thác IUU.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
Trước đó, tại đợt thanh tra lần thứ 3 (vào tháng 10/2022), của Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) đã ghi nhận, đánh giá và khuyến nghị Việt Nam cần khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Khai thác IUU), và hoàn thiện khung pháp lý với các quy định của khu vực, quốc tế và EC; chống khai thác IUU và đảm bảo triển khai Luật thủy sản 2017 trên thực tiễn. Triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu; truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác; thực thi pháp luật. Kiểm tra, kiểm soát nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam theo hiệp định PSMA.
Sau khi có khuyến nghị của EC, tại Hội nghị trực tuyến về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có ý kiến chỉ đạo, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng đánh cá trái phép ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.
Thủ tướng yêu cầu các ban, bộ, ngành, địa phương có liên quan cần xác định rõ nhiệm vụ gỡ cảnh báo "thẻ vàng" không phải chỉ để đối phó với EC mà vì mục tiêu phát triển ngành thủy sản Việt Nam bền vững, đảm bảo lợi ích của người dân, của quốc gia, nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước trên trường quốc tế.
Vì vậy, các ban, bộ, ngành, địa phương có liên quan, đặc biệt là cấp xã, phường phải nhất quán tư tưởng, quan điểm trong thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật vừa đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ người dân để cùng thực hiện có kết quả mục tiêu chung gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định của pháp luật thủy sản (lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS), cấp giấy phép khai thác thủy sản…). Đồng thời kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ những khó khăn, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn.
Nắm rõ tâm tư, nguyện vọng và tình hình thực tế đời sống, sinh kế của người dân để từ đó đề ra các giải pháp căn cơ tạo sinh kế, công ăn việc làm bền vững cho người dân, chuyển đổi nghề giảm thiểu phụ thuộc vào nghề khai thác thủy sản. Tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ pháp luật, không đánh cá trái phép, vi phạm khai thác IUU.
Thủ tướng yêu cầu các ban, bộ, ngành, địa phương có liên quan và các hội, hiệp hội, doanh nghiệp thủy sản phải nghĩ thật, nói thật, làm thật, có kết quả thật, không quan liêu, hình thức, tập trung hành động quyết liệt, thực hiện có kết quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Thủ tướng giao các bộ NN&PTNT, Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ vào chức năng nhiệm vụ thực hiện công việc được phân công theo chỉ đạo.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3