Tại sao lại thu cao như vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính giải thích, thứ nhất là chúng ta phục hồi kinh tế nhanh, các DN nỗ lực đẩy mạnh SXKD. Về phía Bộ Tài chính, đã có một số đột phá trong công tác thu ngân sách. Ví dụ năm 2022, phát hành 100% hoá đơn điện tử. Thiết lập cổng thông tin điện tử để thu thuế của sàn thương mại điện tử trong nước. Thu tiền quyền sử dụng đất tăng, bảo đảm kê khai đúng giá chuyển nhượng bất động sản. Nhiều giải pháp về chống chuyển giá, chống trốn thuế được triển khai thành công. Đẩy mạnh chuyển đổi số thông qua nộp thuế qua điện thoại đi động, kết nối dữ liệu giữa cơ quan thuế và dữ liệu dân cư, các ngân hàng với Kho bạc Nhà nước.
Trong tham luận "Chính sách tiền tệ: Ứng phó linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chia sẻ những điều tâm đắc, bài học kinh nghiệm trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ năm 2022 khi một loạt bài toán khó đặt ra cho điều hành chính sách tiền tệ khi một số chỉ tiêu tiền tệ như tỉ lệ tín dụng/huy động vốn và dư nợ tín dụng/GDP đã và đang ở ngưỡng cảnh báo; làm thế nào ổn định được thị trường ngoại hối khi nền kinh tế của ta có độ mở cửa lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đồng USD tăng giá mạnh, Việt Nam đang trong giai đoạn giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ của phía Hoa Kỳ...; làm thế nào ổn định được hệ thống khi thanh khoản của hệ thống chịu tác động mạnh bởi sự cố SCB và niềm tin vào thị trường suy giảm.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chia sẻ những điều tâm đắc, bài học kinh nghiệm trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ năm 2022 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trong bối cảnh đó, chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát ở mức thấp (bình quân 3,15%), tăng trưởng kinh tế phục hồi ở mức cao (8,02%); tín dụng tăng khoảng 15%; thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định (VND mất giá 3,5%, mặt bằng lãi suất tăng khoảng gần 1%/năm, mức biến động này thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực), thanh khoản hệ thống cơ bản được bảo đảm... Đặc biệt, trong kỳ báo cáo tháng 11/2022, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ, đồng thời, đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỉ giá của NHNN.
Ba bài học được lãnh đạo NHNN rút ra từ thực tiễn điều hành tiền tệ trong năm 2022: Chuẩn bị tâm thế, ứng phó linh hoạt, từ đó nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập; kiên định mục tiêu "góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế" nhưng tuỳ theo diễn biến tình hình để điều hành, có mục tiêu trọng tâm trọng điểm phù hợp với diễn biến thực tế; bản lĩnh, ứng phó linh hoạt trên cơ sở bám sát diễn biến tình hình, cân nhắc thời điểm, liều lượng phù hợp của từng công cụ, giải pháp để hóa giải khó khăn, đạt được mục tiêu.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, Bộ GTVT dự kiến đến hết tháng 1/2023 sẽ phấn đấu giải ngân 97% vốn ngân sách Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng bày tỏ ấn tượng về kết quả phát triển hạ tầng giao thông vận tải thời gian qua, nhất là việc ngay từ đầu năm 2023, đã đồng loạt khởi công 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2021-2025.
Nói thêm về công tác này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết trong năm 2022, Bộ đã trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 6 dự án quan trọng quốc gia; phê duyệt chủ trương đầu tư 54 dự án nhóm A, B, C; phê duyệt đầu tư 37/54 dự án, đã khởi công 30 dự án, trong đó cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, dự án Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, dự án sân bay Long Thành… tiến độ cơ bản đạt yêu cầu đề ra.
Nguồn: https://baochinhphu.vn/nhung-dieu-tam-dac-tu-hoi-nghi-chinh-phu-voi-dia-phuong-102230103162423606.htm
Bài báo "Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT" do MBA. Nguyễn Lý Trường An - MBA. Trương Thị Cẩm Vân - MBA. Võ Phương Chi - TS. Lượng Văn Quốc (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu" do TS. Nhan Cẩm Trí (Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ" do Nguyễn Thị Thu Hồng (Khoa Ứng dụng phần mềm, Trường Cao đẳng FPT Thành phố Hồ Chí Minh) và Trương Quốc Trí* (Tác giả liên hệ: tri.truong@vlu.edu.vn, Khoa Kỹ thuật Cơ - Điện và Máy tính, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương do ThS. Phan Thị Cẩm Giang (NCS Học viện Hành chính Quốc gia- Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Xã hội - Phân viện Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI" do ThS. Đào Thị Việt Hằng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết