Chỉ trong vòng một tháng trở lại đây, Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã ra hàng loạt quyết định xử phạt đối với hàng loạt công ty bất động sản, liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp.
Điển hình như mới đây Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia vừa bị xử phạt hành chính 92 triệu đồng, vì không công bố báo cáo tài chính năm 2020 đến 2022, "ém" tình hình thanh toán lãi và gốc trái phiếu năm 2020 và bán niên 2021, tình hình thực hiện cam kết với người sở hữu trái phiếu năm 2022.
Ngoài ra, Bất động sản An Gia còn chậm trễ công bố việc sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu, tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên năm 2021 và 2022, báo cáo tài chính bán niên 2022 và 2023...
Tương tự, Ủy ban Chứng khoán nhà nước cũng xử phạt với Công ty cổ phần Đại Nam 85 triệu đồng. Doanh nghiệp do ông Huỳnh Uy Dũng (chồng bà Nguyễn Phương Hằng) làm chủ tịch hội đồng quản trị, đã không công bố thông tin định kỳ với Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về: báo cáo tài chính, tình hình thanh toán lãi và gốc trái phiếu, tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu 2021.
Sau khi huy động số tiền lớn từ phát hành trái phiếu, nhiều công ty bất động sản bị xử phạt do thiếu minh bạch trong công bố thông tin về việc trả gốc và lãi |
Trường hợp Công ty cổ phần Hưng Vượng Developer huy động 600 tỷ đồng từ lô trái phiếu đã phát hành năm 2021, nhưng không công bố báo cáo định kỳ năm 2022 về việc sử dụng số tiền thu được. Đồng thời công bố chậm nhiều tài liệu khác liên quan đến tài chính, tình hình sử dụng vốn từ trái phiếu phát hành...
Hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Danh Việt (Bình Thuận) cũng thể hiện sự thiếu minh bạch, khi không công bố báo cáo định kỳ năm 2022 về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với hai đợt phát hành trái phiếu với tổng giá trị hơn 1.540 tỷ đồng.
Kèm theo đó, công ty công bố chậm trễ nhiều tài liệu về báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu, tình hình thanh toán lãi và gốc trái phiếu... Sau cùng, doanh nghiệp bị phạt tổng cộng 92,5 triệu đồng.
Các doanh nghiệp bất động sản không chỉ không công bố tình hình trả nợ, sử dụng vốn huy động từ bán trái phiếu mà còn thông tin sai lệch về việc sử dụng vốn huy động từ cổ phiếu.
Theo đó, Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) vừa bị phạt tổng 470 triệu đồng, vì "ém" thông tin liên quan đến thay đổi phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ năm 2021, công bố thông tin sai lệch về việc sử dụng tiền huy động được...
Cụ thể, vào cuối năm 2021 DIC Corp từng phát hành 75 triệu cổ phiếu riêng lẻ, gom về 1.500 tỷ đồng. Ban đầu, doanh nghiệp cho biết dùng tiền trên để đầu tư vào dự án khu đô thị mới Vũng Tàu, thanh toán khoản tiền còn thiếu cho Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Tân Long. Song báo cáo cuối năm 2023 lại nêu doanh nghiệp đầu tư vào dự án khu đô thị mới Vũng Tàu, giải ngân thanh toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư dự án, đền bù giải phóng mặt bằng.
Sau khi nhận quyết định xử phạt từ phía cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, mới đây DIC Corp đã chính thức thay đổi phương án sử dụng vốn huy động, để đúng quy định pháp luật.
Nguồn: Báo Công thương
(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…
Xem chi tiết