(CHG) Thương hiệu Yody nổi lên như một hiện tượng trong ngành thời trang Việt Nam. Với 200 cửa hàng, trải dài trên cả nước, các mặt hàng rất phong phú về sản phẩm và đa dạng về mẫu mã, cùng phân khúc giá bình dân, bởi thế Yody luôn là lựa chọn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, thời gian gần đây người tiêu dùng thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả về việc một số sản phẩm mang thương hiệu thời trang Yody sử dụng chất liệu không đúng như công bố trên nhãn sản phẩm.
Dệt may là một trong những ngành sản xuất chủ lực của nền kinh tế, chiếm từ 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Ngành dệt may và da giày đã mang về kim ngạch xuất khẩu 71 tỷ USD trong năm 2022. Trong đó dệt may đạt 44 tỷ USD; da giày - túi xách đạt 27 tỷ USD.
Nói đến thị trường thời trang là nói đến xu hướng làm đẹp của con người. Kinh doanh thời trang hiện nay được biết đến là mà một mặt hàng thu hút được đông đảo sự quan tâm của người tiêu dùng. Nhất là khi đời sống tiêu dùng được cải thiện và nâng cao thì nhu cầu mua sắm về thời trang của người tiêu dùng ngày càng tăng mạnh.
Đặc biệt, trong môi trường luôn biến động như hiện nay, nhu cầu của con người ngày càng tăng nên đòi hỏi cho ngành thời trang cũng vì thế mà ngày càng phát triển. Để tạo ra một sản phầm trong nghành thời trang cần trải qua rất nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn khác nhau sẽ mang một tính chất công việc khác nhau. Từ việc thiết kế sản phẩm đến việc chọn lựa chât liệu, nguyên vật liệu đầu vào, thuê nhân công may cho đến việc bán hàng đều cần một đội ngũ làm việc nhất định.
Bên cạnh những thuận lợi, hiện nay ngành thời trang Việt Nam đang phải cạnh tranh rất lớn với các thương hiệu của nước ngoài. Sự suất hiện những thương hiệu của ngành thời trang nước ngoài không chỉ đáp ứng được nhu cầu mua sắm của những "tín đồ" thời trang cao cấp, thỏa mãn nhu cầu mua sắm ngày càng cao mà còn gây sức ép lớn cho thị trường thời trang trong nước hiện nay.
Với sức ép cạnh tranh lớn như vậy, các thương hiệu ganh đua nhau không chỉ ở sản phẩm mà còn ở dịch vụ trong suốt quá trình bán hàng. Điều này đánh động trực tiếp vào tâm lý khách hàng giúp cho người tiêu dùng cảm thấy hài lòng hơn với thương hiệu không chỉ về sản phẩm, mà còn là dịch vụ chăm sóc.
Lợi thế lớn nhất của các doanh nghiệp thời trang Việt Nam là việc thấu hiểu tâm lý người tiêu dùng Việt, lựa chọn phân khúc về giá thành, cũng như chất lượng, mẫu mã phù hợp... Vì thế, nhiều thương hiệu thời trang của Việt Nam đã và đang chiếm được cảm tình rất lớn của khách hàng, nhất là với khách hàng sử dụng phân khúc tầm trung.
Bên cạnh nhiều hãng thời trang đang cố gắng xây dựng thương hiệu, hình ảnh nhằm phát triển bền vững trong tâm trí người tiêu dùng, cũng như phát huy tinh thần yêu nước và chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thì một số hãng thời trang Việt lại đang có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng, nhất là về chất lượng của sản phẩm, nhằm thu lợi bất chính. Nếu có điều đó xảy ra, không chỉ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của chính doanh nghiệp đó, mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thời trang trong nước. Điều đó có thể tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nghành, cũng niềm tin của người tiêu dùng Việt sẽ bị “tổn thương”, thậm chí là cơ hội để các thương hiệu thời trang của nước ngoài thắng thế chính tại thị trường nội địa.
Người tiêu dùng thông tin về thời trang Yody
Thời gian qua, Tổng đài chống hàng giả thường xuyên nhận được thông tin của người tiêu dùng phản ánh hệ thống thời trang Yody bán sản phẩm có sử dụng chất liệu không đúng như công bố trên nhãn sản phẩm.
Khách hàng cung cấp thông tin thời trang Yody sử dụng chất liệu không đúng như công bố trên nhãn sản phẩm.
Cụ thể, chị Đ.T.N, người tiêu dùng tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội bức xúc: “Trong một lần đi công tác, tôi có mua một số sản phẩm của Yody Ninh Bình. Tuy nhiên, do nghi ngờ về chất lượng sản phẩm của hãng thời trang này, cho nên tôi đã gửi sản phẩm tới Trung tâm Thí nghiệm Dệt may, thuộc Công ty Cổ phần - Viện nghiên cứu dệt may. Sau khi nhận được kết quả từ đơn vị kiểm nghiệm, tôi thấy vô cùng bức xúc và cảm thấy bị lừa dối bởi sản phẩm mua tại cửa hàng Yody Ninh Bình. Tôi xin bàn giao toàn bộ mẫu kiểm nghiệm, cùng kết quả kiểm nghiệm tới Quỹ chống hàng giả”.
Ngày 10/5/2023, sau khi nhận được thông tin phản ánh từ chị Đ.T.N, Quỹ chống hàng giả đã chuyển hồ sơ và thắc mắc của người tiêu dùng tới Tạp chí điện tử kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại để thông tin tới Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Ninh Bình. Ông Phan Thế Anh, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Ninh Bình cho hay: “Chúng tôi tiếp nhận các kết quả kiểm nghiệm do phóng viên Tạp chí CHG cung cấp. Đồng thời sẽ cho rà soát, lên kế hoạch và kiểm tra xử lý vụ việc khi đã đủ căn cứ”
Luật Chất Lượng Sản Phẩm, Hàng Hóa có ghi như sau: Chương 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA Mục 1: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH Điều 10. Nghĩa vụ của người sản xuất 1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường theo quy định tại Điều 28 của Luật này và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất. 2. Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. 3. Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. |
(CHG) Ngày 10-12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành một loạt công văn thông báo đình chỉ lưu hành và tiêu hủy trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết