Những “mỹ từ” trên các sản phẩm mang thương hiệu Bảo Ngọc có đúng như quảng cáo?


(CHG) Thời gian qua, trên các nền tảng mạng xã hội thường xuyên xuất hiện quảng cáo sản phẩm mang thương hiệu Bảo Ngọc như: Detox hoa quả nhiệt đới; Trà Gạo lứt hoa cúc; Mỳ Chũ ăn kiêng... với mỹ từ “Hỗ trợ giảm cân, duy trì - cải thiện vóc dáng...”. Vậy thực chất công dụng của các sản phẩm có đúng như quảng cáo?

Trong những năm gần đây, việc các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng hình ảnh của người có tầm ảnh hưởng (người dẫn dắt dư luận: KOLs - Key Opinion Leaders) để quảng cáo cho nhãn hàng, nhằm thúc đẩy quảng bá thương hiệu của sản phẩm, phát triển hình ảnh sản phẩm, gia tăng thị phần... Bởi vậy, sử dụng KOLs để quảng bá sản phẩm, thương hiệu chính là một trong những cách thức Maketing ngày càng được nhiều doanh nghiệp triển khai. KOLs có thể là ca sĩ, diễn viên, bác sĩ, giáo sư, vận động viên thể thao... Khi họ đưa ra quan điểm có thể tạo ra định hướng dư luận.


Trụ sở của đơn vị Bảo Ngọc Aerobic.

Bên cạnh đó, nhiều KOLs rất nhạy bén trong việc kinh doanh, định hình thị trường và phát triển thương hiệu. Bởi vậy,  họ chọn cho mình hướng đi riêng, tự mình phát triển thương hiệu riêng và sử dụng chính tên tuổi, hình ảnh của mình để làm đại sứ cho sản phẩm của chính mình.
Trên thực tế, một số KOLs chưa có nhà máy sản xuất mà đi gia công sản phẩm ở các nhà máy, các xưởng sản xuất, thậm chí là cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Cùng với đó, một số KOLs đang phó thác trách nhiệm sản phẩm cho phía nhà sản xuất. Việc thiếu và yếu về kinh nghiệm trong quá trình vận hành, gia công, cũng như thiếu kiến thức về chuyên môn về sản phẩm, có thể dẫn tới việc khó kiểm soát về chất lượng sản phẩm. Vì thế khó tránh khỏi nhiều sản phẩm hàng hóa chỉ có giá trị về hình ảnh của KOLs, còn thực tế về chất lượng, công dụng và giá thành của sản phẩm chưa chắc đã đúng như quảng cáo.
Quảng cáo quá sự thật?
Ngày 19/5/2023, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có bài viết: “Nhãn hàng Detox hoa quả nhiệt đới Bảo Ngọc mập mờ thông tin”, Tổng đài Chống hàng giả (thuộc Quỹ Chống hàng giả) tiếp tục nhận được thông tin của người tiêu dùng về một số sản phẩm mang thương hiệu Bảo Ngọc, do đơn vị Bảo Ngọc Aerobic (địa chỉ 309, 311, 313 Nguyễn Thị Lưu, thành phố Bắc Giang), có dấu hiệu quảng cáo quá sự thật, lừa dối người tiêu dùng.

Sản phẩm mỳ Chũ ăn kiêng của đơn vị Bảo Ngọc.

Cụ thề, chị N.T.Q cho biết: “Được bạn bè giới thiệu và tìm hiểu thông tin trên  website https://Baongocaerobic.com, tôi thấy tại mục cửa hàng, giới thiệu và quảng cáo bán một số sản phẩm thực phẩm liên quan đến việc giảm cân. Qua tìm hiểu tôi được biết, các sản phẩm trên đều gắn liền với KOL Bảo Ngọc, một người có sức ảnh hưởng rất lớn trong cộng đồng những người tham gia tập luyện bộ môn aerobic. Vì lẽ đó, tin vào việc quảng cáo trên webside, tôi đã đặt mua sản phẩm “Trà gạo lứt hoa Cúc” và “Mỳ Chũ ăn kiêng” mang thương hiệu Bảo Ngọc. Tuy nhiên, sau quá trình sử dụng, nhận thấy sản phẩm không đúng như quảng cáo trên bao bì, cũng như sản phẩm không tương với giá thành của sản phẩm”.
Cảm quan mà nói, cũng giống như sản phẩm Detox hoa quả nhiệt đới Bảo Ngọc, trên bao bì của sản phẩm: Trà gạo lứt hoa cúc và Mỳ Chũ ăn kiêng, các thông tin cần thiết được phía đơn vị Bảo Ngọc Aerobic lược bỏ một cách triệt để.
Trên nhãn của hai sản phẩm này hoàn toàn thiếu thông tin về đơn vị sản xuất, đơn vị phân phối, mà chỉ có cụm từ: “Sản phẩm chất lượng của Bảo Ngọc Aerobic”; “Bảo Ngọc Aerobic”. Bởi vậy người tiêu dùng sau khi mua và sử dụng các sản phẩm trên không tránh khỏi lo lắng: Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu chẳng may trong quá trình sử dụng gặp rủi ro về sản phẩm? Công ty Bảo Ngọc Aerobic, cơ sở sản xuất Bảo Ngọc, hay cá nhân KOL Bảo Ngọc?
Bên cạnh đó, thành phần định lượng hoặc giá trị dinh dưỡng, thông tin cảnh báo và đối tượng sử dụng sản phẩm trên nhãn hàng hóa, hoặc phía đơn vị Bảo Ngọc không đưa vào, hoặc hiển thị rất chung chung...

Năm sản xuất của sản phẩm do đơn vị Bảo Ngọc có dấu hiệu không rõ ràng.

Đặc biệt, các cụm từ “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”; “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, không được đơn vị Bảo Ngọc ghi trên bao bì của sản phẩm. Thế nhưng, đơn vị này lại sử dụng mỹ từ: “Hỗ trợ giảm cân, cải thiện (duy trì) vóc dáng”; “Thanh nhiệt, giải độc cơ thể”; “An thần, cải thiện giấc ngủ”; “tăng cường sức khỏe”; “giàu vitamin và khoáng chất, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể”; “có lợi cho đường tiêu hóa”... khiến người tiêu dùng khó có thể nhận biết được sản phẩm trên là thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hay thực chất chỉ là một dạng thức uống (hoặc thực phẩm) thông thường.
Nguyên liệu Organic - hữu cơ (?)
Theo như chị N.T.H, người sau khi đặt mua sản phẩm Trà gạo lứt hoa cúc mang thương hiệu Bảo Ngọc bức xúc: “Chỉ vì thấy trên nhãn của sản phẩm quảng cáo là sản phẩm 100% Natural (thiên nhiên) và khẳng định “nguyên liệu Organic (hữu cơ) nên tôi đặt mua sản phẩm về dùng thử. Tuy nhiên sau khi sử dụng sản phẩm, tôi nghi ngờ về nguồn gốc nguyên liệu của sản phẩm này”.
Thắc mắc của chị H. không phải là không có cơ sở. Bởi, một sản phẩm được gọi là Organic (hữu cơ), nhà sản xuất phải được đào tạo về các quy định, tiêu chuẩn, quy trình... nghiêm ngặt ngay tại vùng nguyên liệu của sản phẩm: Lấy mẫu đất, mẫu nước ngẫu nhiên trong vùng sản xuất nguyên liệu, kiểm nghiệm sau thu hoạch. Trong quá trình trồng và phát triển vùng nguyên liệu đơn vị sản xuất, chế biến theo hướng an toàn cho môi trường. Không sử dụng đến hầu hết thuốc trừ sâu thông thường, sử dụng phân bón nhân tạo, bùn thải, phóng xạ và sinh vật biến đổi gen... (tuân thủ theo phương pháp sản xuất hữu cơ của TCVN 11041:2017, do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và công bố). Đồng thời, sản phẩm được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ mới được ghi nhãn liên quan đến cụm từ “hữu cơ”.

Đơn vị Bảo Ngọc thường xuyên sử dụng những "mỹ từ" có thể gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Việc phía đơn vị Bảo Ngọc sử dụng cụm từ “ nguyên liệu Organic” cho sản phẩm Trà gạo lứt hoa cúc, mà không có chứng minh cụ thể trên nhãn của sản phẩm khó tránh khỏi hoài nghi của người tiêu dùng vê: Nguồn gốc nguyên liệu của sản phẩm có đúng là hữu cơ?
Ngày 5/6/2023, phóng viên CHG trao đổi với ông Lê Quang Tú, Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Bắc Giang, ông Tú cho hay: “Qua thông tin báo chí, Cục QLTT tỉnh Bắc Giang đã cho kiểm tra và sẽ xác minh thêm”.
Với câu hỏi: Cục QLTT tỉnh Bắc Giang kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội của đơn vị Bảo Ngọc? Ông Tú cho biết: “Việc này tôi không trả lời ngay được, tôi sẽ kiểm tra lại thông tin và trả lời sau”. Đồng thời ông Tú cũng giao việc trả lời một số câu hỏi của phóng viên liên quan tới các sản phẩm mang do đơn vị Bảo Ngọc đang cung ứng trên các nền tảng mạng xã hội cho ông Nguyễn Văn Thanh, Kiểm soát viên thị trường, Phòng Nghiệp vụ tổng hợp, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang.
Ngày 7/6/2023, trao đổi trên điện thoại, ông Thanh cho biết: “ Hiện tại trên sản phẩm của Bảo Ngọc tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa là không có. Theo quy định về nhãn, nghị định 43 năm 2017 nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn sản phẩm, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. Ngoài ra các sản phẩm trên thiếu về thông tin xuất xứ hàng hóa... Nói chung họ thiếu nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa...”
Nhằm thông tin đa chiều tới độc giả, phóng viên CHG đã nhiều lần liên hệ với ông Đỗ Tuấn Huy, giám đốc công ty Bảo Ngọc Aerobic qua số điện thoại 090150xxxx, tuy nhiên ông Huy không nhận máy. Khi sử dụng số máy khác, ông Huy có nhấc máy, thế nhưng khi biết là phóng viên CHG, ông Huy báo đang bận và gọi lại sau. (?)
Việc đơn vị Bảo Ngọc Aerobic ghi nhãn sản phẩm thiếu các thông tin bắt buộc, cũng như việc sử dụng các “mỹ từ” để quảng cáo sản phẩm, dễ gây nhầm lẫn về công dụng, chất lượng và thậm chí giá thành của sản phẩm. Chiêu trò khuyến mại kịch trần (sai quy định) làm “mồi nhử” người tiêu dùng là sai với các quy định của pháp luật. Đồng thời hành vi trên dẫn tới việc cạnh tranh không lành mạnh giữa giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng như trên các nền tảng mạng xã hội.

Trao đổi với ông Hồ Trường Giang, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại về vấn đề liên đến các nhãn sản phẩm mang thương hiệu Bảo Ngọc, ông Giang cho hay: Căn cứ theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021; Tại Khoản 5 Điều 10 Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: 

1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc thể hiện các nội dung bằng tiếng Việt:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa
Trường hợp không xác định được xuất xứ hàng hóa thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
Căn cứ theo phụ lục I- Các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa:
* Nội dung bắt buộc về lương thực:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có)
* Nội dung bắt buộc về thực phẩm
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
c) Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);
Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế; 
đ) Thông tin cảnh báo;
c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3