Thu giữ số lượng lớn kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ


(CHG) Một cơ sở kinh doanh trên địa bàn phường Hội Phú, TP. Pleiku đã bày bán 1.800 hũ kẹo màu, 1.200 vỉ kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Số kẹo bày bán tại cơ sở đã bị lực lượng quản lý thị trường tỉnh Gia Lai kiểm tra, phát hiện.

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Gia Lai thu giữ số lượng lớn kẹo không rõ nguồn gốc.

Ngày 9/5 vừa qua, Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh tại phường Hội Phú, TP. Pleiku.
Lực lượng chức năng ghi nhận tại cơ sơ đang bày bán 1.800 hũ kẹo màu, 1.200 vỉ kẹo (1 vỉ/3 cái) không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Thông tin trên sản phẩm không thể nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ sản phẩm.
Bên cạnh đó, cơ sở kinh doanh này cũng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Đội Quản lý thị trường số 1 đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm; đồng thời hoàn chỉnh hồ sơ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu toàn bộ số kẹo trên.
Căn cứ hồ sơ vi phạm, ngày 12/5, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1 đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 15,5 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh nêu trên về hành vi kinh doanh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ./.

Người kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử lý hành chính theo quy định; tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP:
“Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều; này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều; này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: xử phạt 04 cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa kiểm tra, phát hiện 4 cơ sở đang kinh doanh hơn 2.000 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu, đã bị xử phạt và truy thu trên 400 triệu đồng.

Xem chi tiết
Quảng Trị: Xử phạt và tịch thu số lượng lớn hàng hóa vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị thực hiện kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong năm 2024, đã xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Nhà thầu lớn chuyên “săn” gói thầu nhỏ

Là chủ thương hiệu “vang bóng một thời” gần 70 năm tuổi, tuy nhiên Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông lại tỏ ra hứng thú với những gói thầu cỡ nhỏ.

Xem chi tiết
Hộp thư ngày 26/4: Phản ánh về chính sách của Shopee; Công ty Đầu tư Thiên Ân

Hộp thư bạn đọc nhận được phản ánh về chính sách của Shopee; Công ty Đầu tư Thiên Ân thi công sai thiết kế và nhiều nội dung khác.

Xem chi tiết
Chân dung nhà thầu trúng loạt gói thầu lớn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH Xây dựng Đông Nam được mệnh danh là "ông lớn" trong lĩnh vực đấu thầu tại Bà Rịa - Vũng Tàu khi trúng thầu hàng chục gói thầu.

Xem chi tiết
2
2
2
3