TP. Hồ Chí Minh: Tiêu hủy gần 6.000 sản phẩm hàng hoá vi phạm


(CHG) Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện việc giám sát tiêu hủy gần 6.000 sản phẩm là tang vật trong một số vụ vi phạm hành chính. Tổng giá trị tang vật tiêu hủy trong đợt này là 215.260.000 đồng. Việc tiêu hủy và giám sát tiêu huỷ đã được thực hiện theo đúng quy định và đảm bảo an toàn.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường về việc tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, khuyến mãi, tiếp thị thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, ngày 14/11/2023, tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP. Hồ Chí Minh, Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường TP.Hồ Chí Minh đã thực hiện việc giám sát tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính.

Quản lý thị trường giám sát tiêu huỷ gần 6.000 sản phẩm vi phạm.
 
Số hàng hóa tiêu hủy là tang vật của vụ việc kiểm tra một hộ kinh doanh tại phường 1, quận 8, TP. Hồ Chí Minh, gồm 252 cái đầu đốt tinh dầu (thuốc lá điện tử), 40 cây đầu đốt dùng cho máy hút thuốc lá điện tử, tổng giá trị là 54.320.000 đồng. Cùng ngày, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh cũng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, tiêu hủy tang vật của 8 vụ việc vi phạm hành chính, giám sát tiêu hủy tang vật gồm: 4.584 sản phẩm bánh kẹo các loại, trị giá 106.800.000 đồng; 45 kg nấm mèo không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trị giá 5.175.000 đồng; 130 lít tương đen đậu nành không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng, trị giá 3.120.000 đồng; 414 sản phẩm mỹ phẩm các loại, trị giá 33.950.000 đồng; 427 sản phẩm đồ chơi trẻ em các loại, trị giá 11.895.000 đồng. Tổng giá trị tang vật tiêu hủy trong đợt này là hơn 215 triệu đồng.
Tang vật được tiêu hủy dưới hình thức phá hủy hình dạng, giá trị sử dụng, dùng xe xúc cán nát. Tang vật sau khi bị cán vỡ, phá hủy đã được chuyển cho Chi nhánh Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP. Hồ Chí Minh xử lý theo quy định để đảm bảo vệ sinh môi trường và tiêu huỷ triệt để.
Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh cho biết, thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán, đơn vị sẽ tăng cường nhiều giải pháp phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi buôn bán, vận chuyển các loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc không được phép lưu hành trên địa bàn./.
 
Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Nông: Đội Quản lý thị trường số 2 xử phạt các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ “rao” bán trên mạng xã hội

(CHG) Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên nền tảng mạng xã hội đang diễn ra rất phổ biến trên cả nước và có khả năng tìm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại cho người tiêu dùng mua phải hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua hình thức mua bán này

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
Bình Thuận: Tăng cường kiểm tra, quản lý chất lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

(CHG) Ngày 7/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) đang tiếp tục điều tra vụ việc kinh doanh hàng cấm là phân bón chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Xử phạt 5 cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 6/9, Đội Quản lý Thị trường (QLTT) Số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái với tổng số tiền phạt lên đến 20 triệu đồng. Các cơ sở này bị phát hiện kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Xem chi tiết
Đồng Nai: Phát hiện hơn 1 ngàn bánh trung thu không đảm bảo vệ sinh thực phẩm tại Biên Hoà

(CHG) Ngày 31/8, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Đồng Nai) phối hợp với Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Sở Y tế Đồng Nai) lập hồ sơ xử lý vụ phát hiện một cơ sở sản xuất bánh trung thu tại phường Tam Hiệp, TP.Biên Hòa, Đồng Nai không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem chi tiết
2
2
2
3