Triệt phá đường dây khủng làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức


(CHG)  Theo khai nhận, từ đầu năm đến 29/5/2023 đối tượng đã cùng đồng phạm làm giả hơn 3.600 tài liệu các loại, thu lợi bất chính khoảng 900 triệu đồng.

Chiều 9/6, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh tạm giam 12 đối tượng về hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”; một đối tượng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) phát hiện đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức. Ban Giám đốc Công an thành phố đã chỉ đạo Phòng CSHS phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an thành phố xác lập chuyên án để đấu tranh, xử lý.
Khoảng 15h30 ngày 29/5, trước cổng một chung cư trên đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long B, TP Thủ Đức, Ban Chuyên án đã kiểm tra, thu giữ của Lương Triều Vỹ (SN 2001, thường trú tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) một thùng tài liệu nghi giả.

 

Đối tượng Trần Tiến Thành có vai trò chủ mưu, cầm đầu đường dây.

Đồng thời, tại đường Bùi Hữu Nghĩa (phường 2, quận Bình Thạnh), Ban Chuyên án đã kiểm tra, thu giữ của Nguyễn Văn Hưng (SN 1996, quê Hải Phòng) một thùng tài liệu nghi giả.
Tiếp tục mở rộng, Ban Chuyên án bắt giữ 12 đối tượng liên quan. Khám xét khẩn cấp chỗ ở của các đối tượng, Cơ quan Công an thu giữ hơn 450 giấy tờ các loại

 

Các đối tượng tại cơ quan điều tra.

Giấy tờ giả gồm CMND, bằng cấp các loại, chứng chỉ đào tạo, hành nghề, giấy phép lái xe mô tô, ô tô, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa, giấy đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định phương tiện giao thông đường bộ, tài liệu là phiếu lý lịch tư pháp, giấy ra viện, phiếu kết quả học tập, giấy khai sinh, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; 200 phôi giấy phép lái xe; hơn 20 con dấu tròn, vuông, dập nổi, dập chìm; hơn 10 thiết bị trong đó có máy ép nhựa, máy vi tính, bàn cắt giấy, máy in... và nhiều tài liệu, tang vật khác có liên quan.
Trần Tiến Thành (tên khác là “Tín”, SN 1988, thường trú tỉnh Đắk Lắk; tạm trú TP Thủ Đức) là đối tượng có vai trò chủ mưu, cầm đầu, thuê, tuyển nhiều đồng phạm cùng tham gia thực hiện gồm: Lưu Trường Giang, Lương Triều Vỹ, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Bùi Phạm Yến Nhi, Bùi Thị Ngọc Hiếu, Nguyễn Văn Quyết, Nguyễn Văn Hưng và Ngô Văn Tùng. Ngoài ra, các đối tượng này còn móc nối nhờ Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Minh Hải làm giả các loại giấy tờ.

 

Dấu và dụng cụ đóng dấu giả vào các tài liệu, giấy tờ.

Thành cùng Trần Tiến Đạt (SN 1995, thường trú tỉnh Đắk Lắk; tạm trú: quận Bình Thạnh - em ruột Thành) thuê nhiều căn nhà và mua sắm các trang thiết bị để phục vụ việc in ấn giấy tờ giả, tập kết “hàng hóa” để đóng gói thành bưu phẩm bên trong chứa tài liệu giả và kèm theo tặng phẩm như áo, ví nhằm ngụy trang đối với lực lượng chức năng.
Sau khi đóng gói hàng thành phẩm, Thành chỉ đạo cho đồng phạm đặt giao hàng qua các ứng dụng cho Bưu cục Bình Hưng để chuyển cho khách hàng, rồi nhận phí thông qua các đối tượng môi giới.
 

Các gói hàng được ngụy trang hai lớp mới giao thành phẩm.

Từ đầu năm đến ngày 29/5/2023, Thành đã cùng đồng phạm làm giả hơn 3.600 tài liệu các loại, thu lợi bất chính khoảng 900 triệu đồng. Tại Phòng CSHS Công an TP Hồ Chí Minh, các đối tượng khai nhận phù hợp với tài liệu, chứng cứ đã thu thập được.
Khi biết tin Trần Tiến Thành bị Cơ quan Công an triệu tập, ngày 29/5, Trần Tiến Đạt đã liên lạc với Lê Thị Duyên (SN 1996, thường trú quận 12) và cung cấp thông tin về nhân thân lai lịch, hành vi phạm tội của nhóm Thành để nhờ Duyên “giúp” cho nhóm của Thành.
Duyên đã gọi điện thoại cho một đối tượng là người quen biết trước đây, kể việc của Thành và nhờ “giúp” Duyên được người này hứa hẹn sẽ lo cho những người bị bắt được tại ngoại nên báo lại cho Đạt biết.

 

Từ việc bắt giữ nhóm đối tượng làm con dấu giấy tờ giả, Phòng CSHS Công an TP Hồ Chí Minh và Công an quận Bình Thạnh còn mở rộng bắt giữ thêm 3 đối tượng về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

Sau đó, Duyên yêu cầu Đạt chuẩn bị tiền mặt để “lo việc”. Sau nhiều lần thỏa thuận, Đạt đồng ý nên nhờ Trà Thanh Hiếu mang số tiền 1 tỷ đồng đựng trong túi giấy, giao cho Phạm Đức Huy theo yêu cầu của Duyên tại cửa hàng mua bán điện thoại mà Huy đang làm (đường Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh).
Sau khi nhận tiền, Huy chuyển vào tài khoản của Duyên số tiền 990 triệu đồng, còn 10 triệu đồng thì Duyên cho Huy. Duyên đã sử dụng tiền tiêu xài cá nhân và trả nợ 205 triệu đồng.
Sau khi giao tiền, Đạt liên tục nhắn tin cho Duyên hỏi thăm tình hình. Duyên đã nhiều lần bịa đặt ra các lý do khác nhau để Đạt tin tưởng là Duyên đang giúp Đạt. Đến tối ngày 30/5, sau khi bị Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh triệu tập làm việc thì Đạt đã khai báo việc đưa tiền cho Duyên.
Căn cứ vào tài liệu thu thập được, Cơ quan CSĐT nhận thấy Lê Thị Duyên đã đưa ra thông tin gian dối có thể “chạy lo” cho nhóm của Thành để chiếm đoạt của Đạt số tiền 1 tỷ đồng. Hành vi của Duyên có dấu hiệu của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

 

Số ma túy được ngụy trang trong các túi quà.

Ngày 8/6, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã ra Quyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với: Trần Tiến Thành, Trần Tiến Đạt và các bị can liên quan. Lê Thị Duyên bị khởi tố về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Đáng nói, qua đấu tranh với Trần Tiến Đạt, Phòng CSHS Công an TP Hồ Chí Minh và Công an quận Bình Thạnh còn mở rộng bắt giữ thêm 3 đối tượng về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra mở rộng.
 

Nguồn: Theo cand.com.vn

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3