Ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc


(CHG) Trong kế hoạch phát triển kinh tế 2021 - 2025, số hóa các hoạt động thương mại đẩy mạnh ứng dụng công nghệ là chủ trương, giải pháp quan trọng cho các doanh nghiệp. Và để đáp ứng chuỗi cung ứng toàn cầu đòi hỏi cần minh bạch thông tin sản phẩm bằng việc áp dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc.

Tiềm năng áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc

Hiện nay, truy xuất nguồn gốc đang trở nên vô cùng cần thiết trong xu thế tất yếu của thị trường. Nhu cầu minh bạch nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hàng hóa được quan tâm nhiều hơn và trở thành tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu. Đặc biệt, trong bối cảnh người tiêu dùng trong nước ngày càng cần sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hoá như lương thực, thực phẩm… việc truy xuất nguồn gốc được coi là “chìa khóa” khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp họ yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng đảm bảo; đồng thời giúp ngăn chặn hành vi gian lận thương mại, góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam.
Công nghệ truy xuất nguồn gốc được nhiều nước phát triển áp dụng từ lâu, như một khâu bắt buộc của sản phẩm nếu muốn đưa ra lưu thông trên thị trường. Tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc được đặc biệt quan tâm sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Đề án 100).
Tháng 1/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 100/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Đề án 100) nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc, phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế và bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa. Kế hoạch đã đạt được những kết quả tích cực. 
Cụ thể, hệ thống quy định pháp luật, văn bản, tài liệu hướng dẫn về truy xuất nguồn gốc dần được hoàn thiện; nhận thức xã hội về truy xuất nguồn gốc được nâng cao; nền tảng hệ thống truy xuất nguồn gốc được thống nhất xây dựng... Như Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21/1/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, Nghị định số 74/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Các quy định về truy xuất nguồn gốc tại Nghị định số 13/2022/NĐ-CP đã khẳng định vai trò quản lý Nhà nước nhằm thống nhất hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Đây là căn cứ để các nhà quản lý hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, đưa truy xuất nguồn gốc trở thành một trong những hàng rào kỹ thuật để quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu và là công cụ tạo điều kiện để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu dễ dàng hơn.
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, truy xuất nguồn gốc có thể hiểu là giải pháp cho phép doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ghi nhận tất cả thông tin, chuyển động của sản phẩm mỗi khi phát sinh thông tin từ lúc bắt đầu sản xuất đến sản phẩm cuối cùng. Mục đích cuối cùng là có thể theo dõi và truy lại chính xác được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình hình thành ra sản phẩm cuối cùng trong chuỗi cung ứng.
Nói về tiềm năng và khó khăn của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc tạo ra lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, ông Bùi Bá Chính, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia (NBC) cho rằng, doanh nghiệp đã thực hiện truy xuất nguồn gốc từ rất nhiều năm, các đơn vị nhập khẩu đa phần thị trường mục tiêu của chúng ta đều yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Họ thực hiện truy xuất nguồn gốc bằng cách sử dụng bên thứ 3 hoặc sử dụng người của doanh nghiệp sang tận nơi để giám sát quá trình sản xuất, hình thành và sau đó mới nhập khẩu.

Áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc để xuất khẩu nông sản.
Bằng sự phát triển của công nghệ thông tin, các công nghệ IoT, Big Data, iCloud… và rất nhiều công nghệ tiên tiến khác, việc truy xuất nguồn gốc ứng dụng công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển. Tiềm năng của ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc là giúp giảm thiểu nhân lực tham gia quá trình thực hiện truy xuất nguồn gốc, giảm thiểu giá thành sản phẩm, đồng thời, quá trình đánh giá nhà cung cấp cũng diễn ra nhanh hơn, tức thời hơn và sản phẩm rất dễ dàng tiếp cận các thị trường mục tiêu.
Thế nhưng, bản chất truy xuất nguồn gốc giống như một công cụ chuyển đổi số mà doanh nghiệp Việt Nam và toàn thế giới đều phải áp dụng. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số ứng dụng trong quản lý, sản xuất ở nước ta gặp nhiều khó khăn, bởi công nghệ, phương thức truyền thống sẽ chuyển đổi sang số hóa, từ quá trình sản xuất, giám sát, quá trình xuất nhập khẩu cần sự thay đổi hạ tầng với đầu tư rất lớn về nguồn lực.
Một số phương pháp truy xuất nguồn gốc 
Theo ông Nguyễn Hoàng Linh, trên thế giới đang sử dụng nhiều phương pháp truy xuất nguồn gốc gồm:
Đối với sản phẩm bao gói sử dụng tài liệu, thông tin, chứng nhận nguồn gốc, chứng nhận phân tích… hoặc tem truy xuất, nhãn truy xuất đóng gói sản phẩm sẽ có các thông tin như tên sản phẩm, thành phần và phụ gia, nguồn gốc xuất xứ, tên, địa chỉ nơi sản xuất, hạn sử dụng…
Đối với các sản phẩm dạng rời, có bao gói, giá trị cao có thể dùng phương pháp nhận dạng quang học, thông qua “Bar code”, “QR code” thông tin sản phẩm được lưu trữ và truyền tải bằng ký hiệu (khoảng trắng, vạch thẳng, độ rộng khoảng cách…) mà máy móc có thể đọc được.
Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp thẻ điện tử: EID, RFIDs (radio-frequency identifiers), NFC… Theo đó, sản phẩm được gắn tem/seal ngay khi tham gia vào khâu sản xuất và được cập nhật thông tin trong từng công đoạn, sử dụng công nghệ điện tử để truy xuất được thông tin. Các phương pháp sử dụng công nghệ nhận diện truy xuất nguồn gốc giúp kiểm soát thông tin trên toàn chuỗi, đảm bảo tính đồng bộ và kịp thời của số liệu khi xảy ra sự cố và quản lý tập trung trên quy mô lớn.
Hiện nay, không phải tất cả sản phẩm có dán tem QR code trên thị trường đều là sản phẩm có truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bởi tem QR code truy xuất nguồn gốc phải được in đúng quy cách và được thực hiện bởi bên thứ 3. Thông thường một tem tiêu chuẩn QR code sẽ có thông tin của doanh nghiệp và đơn vị truy xuất nguồn gốc để đảm bảo đúng, chính xác việc thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Một hệ thống truy xuất nguồn gốc cần có sự liên kết giữa các mắt xích, các đơn vị trong chuỗi để mang lại lợi ích cho các bên tham gia, tăng tính minh bạch, qua đó nâng cao uy tín của sản phẩm trên thị trường.
Trong thời đại chuyển đổi số, quá trình thực hiện truy xuất nguồn gốc có thể sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc. Với phương pháp này, các công ty sẽ thiết kế một phần mềm giúp ghi nhận lại toàn bộ quá trình sản xuất, vận chuyển, chế biến cho tới khi sản phẩm được phân phối đến tay người tiêu dùng. Người dùng chỉ cần sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc là có thể tìm được thông tin sản phẩm.
Bên cạnh đó, có thể sử dụng app ứng dụng truy xuất nguồn gốc, người dùng có thể tải các ứng dụng có sẵn trên thị trường. Thông thường các ứng dụng này sẽ khá chung chung và chỉ có tác dụng quét mã vạch và cho ra một số thông tin cơ bản về sản phẩm do phía nhà sản xuất nhập liệu. Ngoài ra, có thể truy xuất nguồn gốc bằng mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc thông tin sản phẩm, với phương thức này hàng hóa sẽ được dán tem giúp người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kiểm tra xem sản phẩm mình mua có phải hàng thật hay hàng giả.
Năm 2023 là năm bản lề trong việc thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, trong đó mục tiêu số hoá các hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác xúc tiến là một nội dung quan trọng trong chủ trương xây dựng Chính phủ số, kinh tế và xã hội số, chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh đã được Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là giải pháp, xu hướng tất yếu để các đơn vị sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, hồi phục sau đại dịch và phát triển. Ứng dụng nền tảng số được xác định là một trong những khâu đột phá, tạo tiền đề cho việc triển khai cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp, thúc đẩy kết nối tiêu thụ nông sản, hướng tới các tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, truy xuất nguồn gốc (đảm bảo chất lượng, an toàn và sự minh bạch của sản phẩm, hàng hóa) lại càng được quan tâm nhiều hơn và là quy định bắt buộc ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nói một cách khác, đó chính là truy xuất nguồn gốc và hoạt động này góp phần tạo nền tảng cho việc sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế số, giúp doanh nghiệp đáp ứng quy định của quốc tế và quốc gia nhập khẩu, từ đó giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp./.
Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

Xem chi tiết
2
2
2
3