Bài 4: Xây dựng tiêu chuẩn hóa về truy xuất nguồn gốc để xuất khẩu


(CHG) Việc xây dựng các tiêu chuẩn hóa quốc gia về truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế thương hiệu. Đồng thời việc minh bạch nguồn gốc sản phẩm hàng hóa so với tiêu chuẩn quốc tế sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu.

Việt Nam từng bước tham gia tiêu chuẩn quốc tế

Từ ngày 25 - 28/10/2022, Diễn đàn Tổ chức Mã số mã vạch quốc tế (GS1) khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2022 đã được tổ chức tại New Zealand.

Diễn đàn nhằm cập nhật các chiến lược, chính sách của GS1 toàn cầu và đưa ra kế hoạch thực hiện, giải pháp cụ thể cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương (AP); thúc đẩy hợp tác lẫn nhau thông qua thương mại xuyên biên giới áp dụng tiêu chuẩn GS1; thúc đẩy hợp tác với các tổ chức khác trong triển khai áp dụng tiêu chuẩn GS1.

Tại diễn đàn, GS1 Việt Nam tham gia thảo luận, trao đổi về triển khai kế hoạch của GS1 Toàn cầu, báo cáo các hoạt động của GS1 khu vực AP và thảo luận cách thức triển khai kế hoạch chung của khu vực; kết nối chia sẻ các thông tin nhằm hợp tác đa phương, song phương, kết nối quốc tế; học tập và cập nhật các chiến lược của GS1 khu vực AP và áp dụng phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu và hài hòa với các quốc gia trong khu vực. Bên cạnh đó, tham gia các khóa đào tạo chuyên môn, nâng cao nhận thức của các tổ chức GS1 thành viên khu vực về tiêu chuẩn GS1 trong lĩnh vực y tế và mã 2D. Đồng thời kết nối, chia sẻ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các GS1 thành viên trong khu vực.

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng.

Trong khuôn khổ diễn đàn, ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng - đại diện GS1 Việt Nam đã chia sẻ về hoạt động truy xuất nguồn gốc đã thực hiện. Trong đó có xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, và tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc của GS1. GS1 Việt Nam cũng đã có một số mô hình thí điểm truy xuất nguồn gốc thành công trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thực phẩm. Đồng thời cập nhật thông tin về Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia.

Diễn đàn Tổ chức Mã số mã vạch quốc tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2022 một lần nữa đưa ra chiến lược 5 lĩnh vực ưu tiên chính như: Tiếp tục xây dựng các tiêu chuẩn toàn cầu; hoàn thiện các nền tảng đăng ký, dịch vụ dữ liệu; lĩnh vực y tế; lĩnh vực bán lẻ, thương mại điện tử; chuyển đổi 2D. Trong đó, lĩnh vực ưu tiên bao gồm y tế, bán lẻ, thương mại điện tử.

Đối với y tế: Các chiến lược ưu tiên gồm: (1) Chuyển đổi số dữ liệu y tế: nâng cao nhận thức về các tiêu chuẩn số công nghệ thông tin và tiêu chuẩn GS1, là một phần quan trọng trong quá trình này; (2) Thúc đẩy sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe: nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn của GS1 trong bệnh viện, cơ sở y tế, lợi ích của tiêu chuẩn GS1 trong y tế. (3) Khu vực châu Phi và tăng cường thị trường: tiếp tục đẩy mạnh sự tham gia của các quốc gia thành viên GS1, cơ hội đẩy mạnh tiêu chuẩn GS1 tại hệ thống y tế.

Đối với lĩnh vực bán lẻ: GS1 hỗ trợ chuyển đổi số cho các phân ngành toàn cầu (CPG, thực phẩm tươi sống, may mặc và hàng hóa nói chung) thông qua triển khai kết hợp thực hiện tiêu chuẩn và các dịch vụ. Kế hoạch 3 năm 2022 - 2025, tập trung vào chuyển đổi số đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, định danh sản phẩm chính xác, hài hòa với các thông tin số của sản phẩm; nâng cao hiệu quả và minh bạch chuỗi cung ứng; đáp ứng tiêu chuẩn pháp quy và yêu cầu về truy xuất nguồn gốc.

Đối với lĩnh vực thương mại điện tử: Sự gia tăng về sử dụng GTIN (mã số thương phẩm toàn cầu) là cơ hội để mở rộng tiêu chuẩn của GS1 và các dịch vụ cũng như hệ sinh thái các sàn giao dịch, tạo điều kiện cho tiêu chuẩn và dịch vụ của GS1 phù hợp với thương mại điện tử. Tầm nhìn của các sàn giao dịch trong 3 năm tới: sự tham gia của hệ sinh thái trong phát triển thị trường sử dụng tiêu chuẩn và dịch vụ của GS1 trong thế giới số, nhằm hỗ trợ quy trình của người bán và thực hiện đảm bảo truy xuất nguồn gốc, và các sáng kiến chống hàng giả.

Đối với vấn đề chuyển đổi sang mã 2D: Việc chuyển đổi sang mã 2 chiều sẽ nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng, năng lực của các hãng, nhà bán lẻ và mọi người. Trong thời gian chuyển đổi có thể yêu cầu cả mã 1D và 2D trên bao gói, mục tiêu chuyển đổi sang mã 2D đa mục đích trong tương lai.

 Hoạt động truy xuất nguồn gốc ngày càng trở nên cần thiết.

Thúc đẩy hợp tác quốc tế về truy xuất nguồn gốc

Hiện nay, hoạt động truy xuất nguồn gốc ngày càng trở nên cần thiết và là tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu. Việc minh bạch hóa nguồn gốc các sản phẩm hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm là chìa khóa khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại. Đồng thời, truy xuất nguồn gốc còn giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế thương hiệu.

Quyết định số 100/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống TXNG được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 19/1/2019 (Đề án 100), nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc, phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế và bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa đã đạt được những kết quả tích cực.

Dự kiến đến cuối năm 2022, tổng số tiêu chuẩn Việt Nam về truy xuất nguồn gốc được công bố lên tới hơn 30 TCVN (Bộ KH&CN đã phê duyệt bổ sung kế hoạch xây dựng TCVN năm 2021-2022 tại Quyết định số 2764/QĐ-BKHCN ngày 04/11/2021, trong đó xây dựng bổ sung 10 TCVN về truy xuất nguồn gốc vào năm 2022).

Được biết, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng sẽ tiếp tục xây dựng 7 tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến xác thực nguồn gốc và truy xuất nguồn gốc các loại sản phẩm nông sản, 4 tiêu chuẩn Việt Nam về xác thực nguồn gốc và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm khác; Bộ Y tế sẽ xây dựng 2 tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến truy xuất trang thiết bị y tế theo kế hoạch xây dựng TCVN năm 2022 đã được phê duyệt.

Ông Bùi Bá Chính, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) cho biết: hiện tại, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở để triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc của Việt Nam chưa được chuẩn hóa về nội dung và hình thức. Hệ thống truy xuất nguồn gốc mang tính khép kín, không có khả năng tương tác, liên két, chia sẻ và trao đổi dữ liệu…

Vì vậy, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc cần được thúc đẩy, hướng tới thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc lẫn nhau. Đồng thời, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia cần được thiết lập, xây dựng, vận hành theo đúng mục tiêu của Quyết định số 100/QĐ-TTg đề ra. Dự kiến, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia sẽ vận hành vào cuối năm 2022.

Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia có sự tham gia của tất cả các bên trong chuỗi cung ứng như nhà sản xuát, đơn vị đóng gói, đơn vị vận chuyển, nhà phân phối, bán lẻ, đơn vị cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc và cơ quan quản lý nhà nước… hướng tới mục tiêu: thu thập, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu, từ đó bảo đảm kết nối giữa hệ thống truy xuất của các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố.

Cổng thông tin cũng hướng tới việc kết nối quốc tế để hỗ trợ việc xuất, nhập khẩu sản phẩm hàng hóa, thông quan và vượt qua các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, ngăn chặn hành vi gian lận thương mại xuyên biên giới.

Tổ chức Mã số, mã vạch toàn cầu - GS1 là tổ chức tiêu chuẩn hóa về mã định danh, mã số mã vạch, trao đổi dữ liệu điện tử trong chuỗi sản xuất, cung ứng. Với thế mạnh trong việc liên kết các thông tin trong chuỗi sản xuất, cung ứng, GS1 là tổ chức đi đầu trong xây dựng tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc.

Rất nhiều quốc gia đã áp dụng tiêu chuẩn GS1 trong truy xuất nguồn gốc, các tiêu chuẩn viện dẫn tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc của GS1 nhằm có được hệ thống truy xuất nguồn gốc thống nhất, hài hòa quốc tế. Đây là tiền đề để phát triển hệ thống TCVN về truy xuất nguồn gốc, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu.

Như vậy, với quan điểm chỉ đạo về Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia, đây sẽ là hoạt động góp phần thúc đẩy hình thành mô hình quản lý hoạt động tiêu chuẩn một cách toàn diện, tối ưu hóa cấu trúc quản trị tiêu chuẩn hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, nâng cao trình độ quốc tế hóa tiêu chuẩn, đồng thời đẩy nhanh quá trình hình thành hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời đáp ứng yêu cầu của Chính phủ trong Chiến lược phát triển kinh tế quốc gia đến năm 2030 và Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn mới.
Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh Long: Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho trên 25 chủng loại sản phẩm nông sản

(CHG) Ngày 14/11/2024, Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho hơn 25 chủng loại sản phẩm nông sản của hơn 50 tổ chức, doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Thành phố Cần Thơ: Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”

(CHG) UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”.

Xem chi tiết
Bình Định: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

(CHG)Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ tổng số 185 tổ chức, cá nhân và đã tiến hành kiểm tra theo kế hoạch 185 tổ chức, cá nhân, đạt 100% kế hoạch, qua đó phát hiện 4 tổ chức, cá nhân vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 và thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng

(CHG)Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 đã được ban hành theo Quyết định số 119/QĐ-QLTTGL ngày 26/12/2023 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã bám sát kế hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra theo danh sách được phân công. Đến nay lực lượng QLTT hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng.

Xem chi tiết
“Cơn bão” sáng tạo đổ bộ Hà Nội- hơn 3 vạn người hào hứng khám phá Lễ hội hot nhất trong năm​

(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.

Xem chi tiết
2
2
2
3