Vụ gần 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italy: Lộ phương thức lừa đảo


(CHG) Vào tháng 3 vừa qua, vụ việc gần 100 container hạt điều bị lừa xuất khẩu sang Italy được dư luận rất quan tâm. Trong Hội thảo Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế, chiêu thức lừa đảo đã được tiết lộ.

Chiều 23/8, Hội thảo Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế đã được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức. Tại hội thảo, ông Bạch Khánh Nhựt (Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam) đã chia sẻ về sự việc 100 container hạt điều bị lừa xuất khẩu sang Italy.

 

Ông Bạch Khánh Nhựt tại hội thảo

Nguyên nhân bị lừa đảo xuất khẩu, ông Nhựt cho biết các doanh nghiệp hạt điều quá tin tưởng vào công ty môi giới mà bỏ qua công đoạn kiểm tra thông tin đối tác. Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo đã "đánh" vào tâm lý của doanh nghiệp là thời điểm dịch bệnh khó tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu lớn, nên khi có đối tác đặt vấn đề về số lượng hàng chục container, các doanh nghiệp đã rất phấn khởi và bỏ qua các khâu kiểm tra.

Theo ông Nhựt, một dấu hiệu bất thường nữa là thị trường Ý trước đó nhập khẩu rất ít hạt điều Việt Nam, nhưng chỉ trong vài ngày đã có đối tác đề nghị ký hợp đồng xuất khẩu hàng chục container. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu vì mong muốn xuất được đơn hàng lớn mà thiếu cẩn trọng.

Thêm một dấu hiệu nữa là trong vụ lừa đảo này, đối tác nhập khẩu liên tục hối thúc các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cung cấp mã vận đơn, trong khi đây là thông tin cần bảo mật.

Ông Nhựt nhấn mạnh, trong kinh doanh quốc tế, vai trò của môi giới là rất quan trọng nhưng doanh nghiệp cần có sự kiểm tra đối tác một cách độc lập. Bên cạnh đó, cần cảnh giác với các dấu hiệu bất thường từ đối tác, mặc dù kẻ lừa đảo thường dùng các thủ đoạn rất tinh vi. Nên trao đổi thông tin với đồng nghiệp để phát hiện các dấu hiệu lừa đảo và cần nhanh chóng báo cáo, nhờ sự trợ giúp của hiệp hội ngành nghề khi xảy ra vụ việc.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, cũng khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần nắm vững các vấn đề pháp lý để hạn chế rủi ro về tranh chấp, lừa đảo. Ông cũng nhấn mạnh đến yếu tố tìm hiểu thông tin đối tác thông qua Thương vụ Việt Nam tại các nước, qua kênh ngân hàng, các chuyên gia tư vấn.

Còn lại: 1000 ký tự
Bộ Y Tế ra quyết định thu hồi số công bố mỹ phẩm của Công ty Phương Anh

(CHG) Ngày 10-12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành một loạt công văn thông báo đình chỉ lưu hành và tiêu hủy trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
2
2
2
3