Vụ Việt Nam nghi bị lừa đảo khi xuất khẩu điều vào Italia


(CHG) Vụ việc doanh nghiệp Việt Nam nhận lại 100 container hạt điều nghi bị lừa đảo tại Italia đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho doanh nghiệp Việt khi tham gia thị trường quốc tế.

Hợp tác quốc tế cần thận trọng tránh bị lừa đảo, gian lận thương mại. Ảnh minh hoạ.
Thương vụ lừa đảo xuất khẩu điều vào Italia
Mặc dù xuất khẩu Việt Nam đạt kỷ lục cao trong những năm gần đây nhưng những vụ việc gian lận thương mại quốc tế cũng xuất hiện nhiều hơn. Gần nhất là vụ việc 100 container hạt điều nghi bị lừa đảo tại Italia.
Ngay khi nhận được thông tin từ Hiệp hội Điều Việt Nam về việc một nhóm doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu điều sang Italia chưa nhận được thanh toán và có dấu hiệu nghi bị lừa đảo, Bộ Công Thương đã chỉ dạo cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Italia xác minh. Đồng thời, cử một tổ đặc trách gồm cán bộ các Cục, Vụ liên quan trong Bộ Công Thương phụ trách giải quyết vụ việc.
Các đơn vị thuộc Bộ và cơ quan Thương vụ tại Italia đã liên hệ, làm việc với Đại sứ quán Italia tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Italia, các cảng của Italia, các cơ quan bảo vệ pháp luật, chính quyền, tòa án, luật sư phía Italia để đôn đốc giải quyết vụ việc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trực tiếp hội đàm với Thủ tướng Italia Mario Draghi và đề nghị hỗ trợ giải quyết sự việc.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã có công thư gửi Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính, Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italia đề nghị các bên cùng phối hợp tham gia hỗ trợ giải quyết sự việc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam.
Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an cũng tích cực vào cuộc, triển khai các biên pháp hỗ trợ.
Kết quả, các container điều của doanh nghiệp Việt Nam gặp nạn ở Italia đã được xử lý cơ bản thành công. 
Trong 76 container của 5 doanh nghiệp đã ký hợp đồng (có 2 doanh nghiệp khác có ký hợp đồng và cũng bị lừa nhưng tự liên lạc với Thương vụ và Luật sư ở Italia) có 5 container giữ lại kịp, không xuất hàng (71 container đã xuất đi), thu hồi kịp thời 38 bộ chứng từ gốc, từ đó thu hồi lại hàng hóa. 
Doanh nghiệp phải đặt cọc (nộp tiền “thế chân”) cho các hãng vận chuyển để lấy 32 container ra; đã lấy 1 container hàng ra nhờ phán quyết của tòa án Italia.
Cuối tháng 8/2022, tại hội thảo “Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế" - Kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam từ vụ việc các container hạt điều, ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội điều Việt Nam thông tin: Từ nguy cơ mất trắng hàng chục container với giá trị hàng trăm tỷ đồng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã không mất một container nào vào tay những kẻ lừa đảo, mặc dù chúng đã chiếm đoạt gần 40 bộ chứng từ gốc của gần 40 container.
Ông Khánh Nhựt cũng cho rằng, doanh nghiệp cần có bài học trong kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp cần có sự kiểm tra đối tác một cách độc lập, không nên quá tin tưởng vào công ty môi giới. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, doanh nghiệp mong muốn bán được hàng nên bỏ qua những dấu hiệu lừa đảo như phương thức thanh toán nhiều rủi ro; bên môi giới yêu cầu doanh nghiệp cung cấp mã COD chứng từ. Các doanh nghiệp cũng thiếu sự thông tin với nhau nên không kịp thời phát hiện các dấu hiệu lừa đảo.
Theo Bộ ngoại giao, các vụ lừa đảo, gian lận thương mại thường có một số đặc điểm chung như: Quá trình đàm phán giá cả diễn ra nhanh chóng, đối tác đồng ý ngay giá bán nhưng ép doanh nghiệp ký các hợp đồng mẫu không thể sửa đổi; Chỉ liên lạc qua mạng internet, dùng các email miễn phí để giao dịch thay vì email chính thức của công ty; chỉ dùng các ứng dụng nhắn tin để trao đổi, tránh gặp trực tiếp hoặc họp trực tuyến; Cung cấp tài khoản thanh toán ở nước thứ ba, tại ngân hàng nhỏ, tên chủ tài khoản không phải công ty đứng tên hợp đồng, giấy phép kinh doanh sắp hết hạn...
Một hành vi khác thường gặp là đề nghị chấp nhận thanh toán bằng các hình thức rủi ro cao, bắt đặt cọc để làm các thủ tục giấy tờ ở nước ngoài, đề nghị chuyển trước một phần hoặc toàn bộ chứng từ để xin giấy phép nhập khẩu.

 
Toàn cảnh hội thảo “Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế".
Khuyến nghị đề phòng rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế
Để hạn chế các rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế, Bộ Ngoại giao khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tới một số vấn đề.
Tìm kiếm đối tác qua các kênh uy tín như các hoạt động giao thương trực tiếp tại các hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế, các diễn đàn doanh nghiệp, qua giới thiệu của Bộ, ngành, các cơ quan đại diện và Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan xúc tiến thương mại, các hiệp hội  doanh nghiệp... Nếu tìm đối tác qua mạng internet, doanh nghiệp nên sử dụng các trang mạng chính thức của hiệp hội, ngành nghề các nước.
Kiểm tra, xác minh kỹ và toàn diện thông tin đối tác bằng cách đề nghị cung cấp các giấy tờ cơ bản để tự kiểm chứng mức độ uy tín, tình hình tài chính, khả năng tín dụng của đối tác; hoặc tối ưu nhất là thuê các công ty tư vấn, luật sư uy tín tại sở tại hoặc đề nghị cơ quan đại diện, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài xác minh trước khi đàm phán, ký kết các hợp đồng lớn. Trường hợp vẫn giao dịch qua môi giới, doanh nghiệp không nên dựa hoàn toàn vào môi giới mà cần yêu cầu được liên hệ trực tiếp với người mua.  
Nghiên cứu kỹ hợp đồng và triển khai giao dịch trên cơ sở đảm bảo: Cần nắm bắt nguyên tắc, thông lệ thương mại quốc tế, vai trò, trách nhiệm của các bên để thống nhất hợp đồng, các phương thức, điều kiện thanh toán phù hợp với lợi ích của hai bên; Áp dụng các điều khoản thanh toán phổ biến và an toàn như thư tín dụng (L/C) không hủy ngang có xác nhận tại các ngân hàng quốc tế uy tín để được ngân hàng bảo lãnh; thận trọng khi sử dụng các phương thức thanh toán có nhiều rủi ro và hạn chế cho phép trả chậm; Hợp đồng nên có điều khoản quy định rõ cơ quan giải quyết khi xảy ra tranh chấp và các thời điểm về chuyển chứng từ gốc, chuyển quyền sở hữu lô hàng, hiệu lực hợp đồng; Không thay đổi điều khoản hợp đồng sau khi đã ký kết và đã chuyển hàng; Chủ động thuê tàu vận chuyển hàng và xuất khẩu theo hình thức điều kiện CNF hoặc CIF để có quyền kiểm soát tốt hơn chứng từ gốc.
Tăng cường thông tin với các cơ quan đại diện, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện và hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam để được cập nhật, giới thiệu đầu mối, trang thông tin, cơ sở dữ liệu chính thức phục vụ việc tìm kiếm đối tác, tra cứu, tham khảo các vụ việc gian lận thương mại và tư vấn pháp lý, giới thiệu các công ty luật uy tín để hỗ trợ xử lý các tranh chấp, vụ kiện về thương mại, đầu tư.
Tăng cường tìm kiếm tư vấn và trợ giúp pháp lý khi xây dựng, ký kết các điều khoản hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng có giá trị lớn, có điều khoản thanh toán có rủi ro cao.
Khi các vụ việc lừa đảo, tranh chấp thương mại xảy ra, công tác vận động chính trị - đối ngoại, đặc biệt là vận động cấp cao, cũng như vai trò của các cơ quan đại diện, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài là hết sức quan trọng và cần thiết, góp phần thúc đẩy quyết liệt các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tại sở tại vào cuộc kịp thời và hỗ trợ xử lý hiệu quả vướng mắc, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và chính đáng của doanh nghiệp.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3