​Hàng loạt sai phạm tại 4 doanh nghiệp bảo hiểm


(CHG) Bộ Tài chính vừa công bố kết quả thanh tra việc bán bảo hiểm ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife.

Thời gian qua, thị trường bảo hiểm nói chung và kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng nói riêng có sự tăng trưởng nhanh, tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm liên kết đầu tư khi tới gửi tiền hoặc vay vốn tín dụng.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài chính, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã tiến hành thanh tra hoạt động này tại 4 doanh nghiệp bảo hiểm là: Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife.
Kết quả công tác thanh tra cho thấy, việc bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng còn nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới.
Một số hành vi vi phạm điển hình như: Không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp; không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm; cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng ipad, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin và không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn…
Riêng tại BIDV Metlife, thanh tra chỉ ra hạch toán các khoản chi phí liên quan đến hoạt động bancassurance là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 là chưa đúng quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật về thuế, với tổng số tiền là hơn 174,2 tỷ đồng.

Ngân hàng bán bảo hiểm để xảy ra nhiều sai phạm

“Đây là những hành vi sai phạm sẽ được Bộ Tài chính xem xét xử phạt hành chính theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh và tạo sự răn đe đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Các quyết định xử phạt sau khi ban hành sẽ được công khai với các cơ quan báo chí và dư luận nhằm đảm bảo khách quan, minh bạch”, Bộ Tài chính cam kết
Đồng thời, căn cứ kết quả thanh tra, Bộ Tài chính yêu cầu 4 doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các biện pháp tăng cường công tác quản lý, giám sát, chấn chỉnh toàn diện đối với hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Khẩn trương xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm; chủ động phát hiện, xử lý các thiếu sót, vi phạm trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tại doanh nghiệp, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.
Bảo đảm cao nhất việc quản lý đại lý được thực hiện chặt chẽ; ngăn ngừa, phát hiện sớm các hành vi vi phạm của đại lý bảo hiểm, cá nhân thuộc đại lý bảo hiểm.
“Trong năm 2023, bên cạnh việc khẩn trương hoàn thiện khung khổ pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên đề bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với 10 doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng, đồng thời. trường hợp phát hiện vi phạm, sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, Bộ Tài chính cho biết.

Được biết, 4 doanh nghiệp bị thanh tra và có kết luận trong đợt này là Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife. Đáng chú ý, trong 4 doanh nghiệp bị thanh tra, Prudential Việt Nam là công ty bảo hiểm có mạng lưới phân phối các sản phẩm qua kênh ngân hàng lớn nhất.
Prudential Việt Nam đang có quan hệ hợp tác đồng thời với nhiều ngân hàng bao gồm MSB, VIB, SeABank, PVcombank và các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như Standard Chartered Bank, UOB, Shinhan Bank.
Sunlife Việt Nam được thành lập năm 2013, hiện đang hợp tác phân phối độc quyền các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua kênh bancassurance với ACB.
BIDV Metlife được thành lập năm 2014, trên cơ sở liên doanh giữa Công ty TNHH MetLife (thuộc sở hữu của Tập đoàn MetLife), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC). Kênh bán chéo chính hiện nay của BIDV MetLife vẫn là BIDV.
MB Ageas Life, được thành lập từ năm 2016, đây là công ty bảo hiểm được xây dựng trên cơ sở liên doanh giữa 3 đối tác gồm: Ngân hàng TMCP Quân đội, Tập đoàn Ageas từ Bỉ và Công ty Bảo hiểm nhân thọ Muang Thai từ Thái Lan. Do đó, kênh bancassurance chính của MB Ageas Life chính là qua MB Bank. Bên cạnh đó, trong năm 2022, MB Ageas Life cũng đã ký kết hợp tác phân phối với 2 ngân hàng là BacABank và Ocean Bank.
Sau khi công bố kết quả thanh tra, một số doanh nghiệp bảo hiểm đã lên tiếng thừa nhận về những sai phạm này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này khẳng định đều đã biết các sai phạm này và xử lý trước đó.

 

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3