​TPHCM tăng cường biện pháp xử lý các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ “chui”


(CHG) Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp với Phòng nghiệp vụ Công an TP Hồ Chí Minh, các sở ngành và UBND quận, huyện, TP Thủ Đức thống nhất các giải pháp nhằm tăng tính chủ động và hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ thẩm mỹ trên địa bàn thành phố.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin, thời gian qua trên địa bàn thành phố xảy ra nhiều vụ việc phức tạp, biến chứng gây tổn thương nặng, thậm chí tử vong liên quan tới các dịch vụ thẩm mỹ “chui”, gây bức xúc dư luận… Vì hám lợi, một số cá nhân không có chuyên môn đã bất chấp hậu quả, tiến hành các thủ thuật, thậm chí phẫu thuật làm đẹp cả trong các khách sạn, nhà trọ, với nhiều rủi ro, nguy hiểm cho người làm đẹp…

Nữ bệnh nhân T.T.L.P phải điều trị tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy sau khi đã thực hiện hút mỡ bụng và lưng tại một bệnh viện thẩm mỹ ở quận 5.

Theo Sở Y tế thành phố, các sở, ngành đã trao đổi và thống nhất tăng cường triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tăng tính hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ thẩm mỹ trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, Sở Y tế sẽ tăng cường khuyến cáo người dân lựa chọn các cơ sở cung cấp dịch vụ thẩm mỹ bằng cách tra cứu vào đường link: https://thongtin.medinet.org.vn/ để biết thông tin của các phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ đã được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động, tham khảo điểm đánh giá chất lượng của các cơ sở thẩm mỹ; không nên lựa chọn cơ sở làm đẹp chỉ dựa vào tên gọi trên bảng hiệu như “thẩm mỹ viện”, “viện thẩm mỹ”...
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ cơ sở làm đẹp trái phép hoặc có dấu hiệu vi phạm, người dân hãy gọi ngay đường dây nóng qua số 0989.401.155, hoặc tải app “Y tế trực tuyến” để Thanh tra Sở Y tế có thông tin kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định.

 

Một phụ nữ 27 tuổi đã tử vong sau khi được tiêm filler nâng ngực tại một khách sạn ở quận 10, TP Hồ Chí Minh, cuối tháng 6 vừa qua.

Các sở, ngành và chính quyền địa phương đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm tra và xử lý các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không phép, các cơ sở hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm mỹ “trá hình” tại các khu vực nhà trọ, khách sạn…
Các cơ quan truyền thông, báo đài cùng các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường thông tin cho người dân bằng nhiều hình thức để người dân biết và phòng tránh…
Tăng cường mạng lưới an ninh nhân dân trên địa bàn, khuyến khích người dân cùng giám sát và báo cáo đến cơ quan quản lý nhà nước khi phát hiện các cá nhân, tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm mỹ không phép, hoạt động lén lút, “trá hình” để ngăn chặn và xử lý theo quy định...

Theo quy định của Bộ Y tế, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ bắt buộc phải là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, có thời gian khám, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng với chuyên khoa đó.
Về mặt kỹ thuật, phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ do Sở Y tế cấp phép chỉ được làm các tiểu phẫu như tạo lúm đồng tiền, xóa xăm cung lông mày, nâng cung lông mày, tạo hình gò má, tạo hình cằm chẻ, cằm lẹm, sửa da vùng mặt, vùng cổ; tạo hình mí mắt, mũi, môi, tai; và không được làm các phẫu thuật tạo hình lớn như nâng ngực, nâng vú, thu nhỏ quầng vú, thu gọn thành bụng, mông, đùi, lấy mỡ cơ thể.
Những phẫu thuật thẩm mỹ có gây mê đều bắt buộc phải làm ở bệnh viện. Ngay tại bệnh viện, phẫu thuật thẩm mỹ cũng chỉ được làm những kỹ thuật trong danh mục được Sở Y tế thẩm định, cho phép.
Nhưng, đứng trước sự nở rộ của các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ như hiện nay, thì không cách nào khác hơn là những cô gái (không loại trừ cả nam thanh niên) trước khi có ý định “cải tạo ngoại hình” thì phải hết sức cẩn thận, vì ẩn họa luôn rình rập ở những nơi hào nhoáng. 

Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3