Áp thuế chống bán phá giá mật ong Việt Nam cần khách quan, công bằng


(CHG) Việc Hoa Kỳ áp dụng mức thuế chống bán phá giá dự kiến lên tới 400% đối với mật ong của Việt Nam sẽ tác động hết sức tiêu cực đến ngành nuôi ong của Việt Nam.

 

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, chiều ngày 17/2/2022, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ dự kiến lên tới 400% đối với sản phẩm mật ong của Việt Nam, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, ngày 7/12/2021, đại diện Bộ Công Thương Việt Nam đã có ý kiến về việc này.

người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển tích cực, trong đó hợp tác kinh tế - thương mại theo hướng hài hòa lợi ích và bền vững. Việt Nam sẵn sàng và thường xuyên trao đổi với Hoa Kỳ thông qua các cơ chế hiện có như Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) để tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Về việc Hoa Kỳ áp dụng mức thuế chống bán phá giá dự kiến như trên đối với mật ong của Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng cho rằng, sẽ tác động hết sức tiêu cực đối với ngành nuôi ong của Việt Nam. Đồng thời gây tác động bất lợi đến ngành trồng trọt của Việt Nam trong đó ong nuôi giúp thụ phấn hoa. Mặt khác, việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công ăn việc làm, sinh kế của nhiều gia đình nuôi ong và nông dân, chủ yếu ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên của Việt Nam.

Hiện Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đang tiến hành trao đổi với phía Mỹ ở các cấp khác nhau để giải quyết vụ việc, đề nghị các biện pháp của phía Hoa Kỳ trong vấn đề này phải trên cơ sở khách quan, công bằng, theo đúng quy định của WTO, không gây thiệt hại vô lý cho người nuôi ong và doanh nghiệp Việt Nam”- bà Hằng nêu rõ.

Trước đó, tháng 5/2021, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã có thông báo chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm mật ong có xuất xứ từ một số nước, trong đó có Việt Nam. Cuối năm 2021, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với mặt hàng mật ong Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là 412,49%. Đây là mức thuế cao gấp đôi so với mức thuế mà Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Hoa Kỳ đề xuất ban đầu là 207%. Cùng với Việt Nam, 4 nước khác gồm: Brazil, Ấn Độ, Ukraine, Argentina cũng nằm trong danh sách các nước bị áp thuế xuất khẩu mật ong lần này.

Nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mật ong Việt Nam, ngay khi nhận được thông tin về nguy cơ Hoa Kỳ điều tra vụ việc, Bộ Công Thương đã thu thập dữ liệu, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội Nuôi ong Việt Nam triển khai các hoạt động cung cấp thông tin, chia sẻ quy định pháp luật, kinh nghiệm xử lý các vụ việc liên quan đến Hoa Kỳ, giải đáp thắc mắc và khuyến nghị một số hoạt động ứng phó cho các doanh nghiệp.

Theo Hội Xuất khẩu mật ong Việt Nam, trong 30 năm xuất khẩu sang Hoa Kỳ, số lượng không ngừng tăng lên. Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu gần 50 nghìn tấn mật ong sang Hoa Kỳ. Trong sản lượng của cả nước, riêng Hoa Kỳ chiếm tới 95% cho thấy vị trí của thị trường Hòa Kỳ với mật ong Việt Nam là rất quan trọng. Còn theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu mật ong của Việt Nam vào thị trường này đạt khoảng 50,7 nghìn tấn năm 2020, chiếm khoảng 25,8% tổng lượng nhập khẩu mật ong của Hoa Kỳ.

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Thuế bất động sản là một giải pháp bình ổn giá nhà tại Việt Nam

(CHG) - Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 (theo Luật số 43/2024/QH15) với nhiều thay đổi, hứa hẹn sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản (BĐS). Trong đó, việc thay đổi về mức thuế áp dụng cũng đang nhận được nhiều quan tâm rất lớn từ các chuyên gia kinh tế.

Xem chi tiết
Bất động sản tăng trưởng nhờ lực đẩy “gián tiếp” của dòng vốn FDI

(CHG) - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 3 quý đầu năm 2024 tại Việt Nam tập trung vào các địa phương có lợi thế về hạ tầng, nhân lực, thủ tục hành chính và năng động trong hoạt động xúc tiến đầu tư như Bắc Ninh, Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội…

Xem chi tiết
Nhà ở giá phải chăng - cơ hội cho các chủ đầu tư tại Việt Nam

(CHG) - Chuyên gia Savills Việt Nam đánh giá nhà ở giá phải chăng sẽ là phân khúc tiềm năng cho các chủ đầu tư hiện nay với nguồn cầu cao, đi kèm với đó là hệ thống hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện và các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn từ Chính phủ.

Xem chi tiết
Nhiều hãng vận tải sẵn sàng hướng tới chuyển đổi xanh

(CHG) - Mới đây, trong buổi gặp gỡ và làm việc với Chủ tịch tập đoàn Vingroup - Ông Phạm Nhật Vượng, đã có nhiều đại diện các hãng xe vận tải cho rằng, vì mục tiêu lớn sẽ sẵn sàng hủy cọc xe xăng để mua xe điện Vinfast.

Xem chi tiết
FDI thúc đẩy căn hộ dịch vụ tăng trưởng ra sao?

(CHG) - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng trưởng mạnh trong hai quý đầu của năm 2024, điều này đã tác động tích cực đến sự tăng trưởng của thị trường bất động sản (BĐS), nhất là phân khúc căn hộ dịch vụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3