(CHG) Từ cuối thế kỷ trước, đi khắp nơi trong cả nước, chúng ta thường gặp câu khẩu hiệu: “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Theo đó, những khóa Quốc hội gần đây, công tác xây dựng và ban hành luật được chú trọng nhiều hơn. Tuy nhiên, còn nhiều lĩnh vực của cuộc sống xã hội chưa có sự điều chỉnh của luật nên thường gặp vướng mắc trong việc xử lý những tình huống mới phát sinh. Trước xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, việc hoàn thiện hệ thống luật pháp càng đặt ra cấp bách.
Bộ Công thương là cơ quan quản lý Nhà nước nhiều đầu mối kinh tế mũi nhọn, trong đó có công nghiệp. Vì vậy, hiện nay Bộ Công thương đang tiến hành xây dựng Luật Phát triển công nghiệp, tập trung vào việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên cơ sở tạo cơ chế, môi trường hấp dẫn để đẩy mạnh thu hút đầu tư. Đó là thể hiện một tư duy sáng tạo, nhạy bén và kịp thời; phù hợp với xu thế phát triển của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tôi còn nhớ 30 năm trước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương xây dựng đất nước ta tiến lên công nghiệp hóa. Nhưng thời điểm đề hoàn thành nhiệm vụ chính trị đó chưa được như mong muốn bởi vướng mắc nhiều về nguồn lực đầu tư, cơ chế, chính sách và đặc biệt là hệ thống pháp luật.
Năm 1999, Chính phủ cũng đã giao mục tiêu phấn đấu cho ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy là đến năm 2010 phải đạt tỷ lệ nội địa hóa 30-40%. Song cũng do khó khăn về vốn đầu tư, nhân lực và các chính sách chưa phù hợp nên chỉ tiêu nội địa hóa cũng gần như dẫm chân tại chỗ trong 5 năm đầu. Thế rồi, lợi dụng những kẽ hở của luật và chính sách chưa hoàn thiện nên các nhà sản xuất tư nhân đã chiếm lĩnh thị trường, tự đầu tư và sản xuất hàng loạt mặt hàng phụ trợ. Vì thế, thị trường tràn lan các linh kiện, phụ kiện của ô tô, xe máy nhái nhãn mác, chất lượng thấp, gây khó khăn cho công tác quản lý và nhiều hệ lụy khác.
Bây giờ thì tình hình đã khác. Chúng ta đã có những doanh nghiệp lớn, có khả năng đầu tư những dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại xứng tầm quốc tế. Bên cạnh đó, chính sách đầu tư nước ngoài đã tạo thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào liên doanh, liên kết với chúng ta để không ngừng hiện đại hóa nền công nghiệp. Từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Chưa dừng lại ở đó, chúng ta đang phấn đấu xây dựng nền công nghiệp ở tầm cao hơn, làm ăn bài bản mang tính bền vững hơn. Vì vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta cần sớm xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật mà trong đó có Luật Phát triển công nghiệp do Bộ Công thương đề xuất.
Bộ Công Thương cho biết, quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật Phát triển công nghiệp là tập trung vào việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên cơ sở tạo cơ chế, môi trường hấp dẫn để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào công nghiệp, nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp, phát triển liên kết công nghiệp và kinh tế vùng – địa phương, đồng thời xây dựng mô hình và cơ chế quản lý công nghiệp phù hợp trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Các nội dung của Luật sẽ bám sát chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển công nghiệp, đặc biệt là Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, để Chính phủ triển khai các chiến lược, chương trình phát triển công nghiệp theo từng thời kỳ.
Theo như dự thảo của dự án luật Luật Phát triển công nghiệp thì phạm vi điều chỉnh là các hoạt động phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên, gồm: Công nghiệp hỗ trợ; Công nghiệp điện tử (trừ các thiết bị thu phát sóng và công nghệ phần mềm); Công nghiệp cơ khí; Công nghiệp chế tạo phục vụ ngành năng lượng; Các ngành công nghiệp khác theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Luật sẽ quy định về các chính sách, hoạt động phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nền tảng, trọng điểm tại Việt Nam.
Trong buổi làm việc mới đây với Tập đoàn Thành Công, từ thực tế của Tập đoàn này, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã khẳng định “Đề án Luật Phát triển công nghiệp sẽ góp phần mở đường phát triển cho các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng, trong đó có công nghiệp cơ khí, ô tô”.
Hy vọng rằng, Luật Phát triển công nghiệp sẽ được Quốc hội sớm đưa ra thảo luận và thông qua để luật đi vào cuộc sống, mở ra chặng đường mới cho các ngành công nghiệp Việt Nam thu hút đầu tư và phát triển bền vững.
(CHG) - Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 (theo Luật số 43/2024/QH15) với nhiều thay đổi, hứa hẹn sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản (BĐS). Trong đó, việc thay đổi về mức thuế áp dụng cũng đang nhận được nhiều quan tâm rất lớn từ các chuyên gia kinh tế.
Xem chi tiết(CHG) - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 3 quý đầu năm 2024 tại Việt Nam tập trung vào các địa phương có lợi thế về hạ tầng, nhân lực, thủ tục hành chính và năng động trong hoạt động xúc tiến đầu tư như Bắc Ninh, Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội…
Xem chi tiết(CHG) - Chuyên gia Savills Việt Nam đánh giá nhà ở giá phải chăng sẽ là phân khúc tiềm năng cho các chủ đầu tư hiện nay với nguồn cầu cao, đi kèm với đó là hệ thống hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện và các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn từ Chính phủ.
Xem chi tiết(CHG) - Mới đây, trong buổi gặp gỡ và làm việc với Chủ tịch tập đoàn Vingroup - Ông Phạm Nhật Vượng, đã có nhiều đại diện các hãng xe vận tải cho rằng, vì mục tiêu lớn sẽ sẵn sàng hủy cọc xe xăng để mua xe điện Vinfast.
Xem chi tiết(CHG) - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng trưởng mạnh trong hai quý đầu của năm 2024, điều này đã tác động tích cực đến sự tăng trưởng của thị trường bất động sản (BĐS), nhất là phân khúc căn hộ dịch vụ.
Xem chi tiết