Bà có thể cho biết một số đánh giá về diễn biến ngành bán lẻ từ đầu năm đến nay?
Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, ngành hàng bán lẻ trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế. Quý I/2022, khi dịch Covid-19 được đẩy lùi, các doanh nghiệp dần khôi phục được hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cùng với các ngành nghề khác, lĩnh vực bán lẻ đã có những bước chuyển mình.
Bà Vũ Thị Hậu - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam |
Nhiều nhà bán lẻ đã cố gắng hoạt động tự chủ, vươn lên mở rộng hoặc hợp tác mở rộng mạng lưới kinh doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các hệ thống bán lẻ lớn cũng đã tìm hướng đi mới cho riêng mình. Đặc biệt, gần đây, các nhà bán lẻ đã rất chú trọng đến sản phẩm nông nghiệp, nông sản, hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu.
Các chính sách mà Chính phủ đưa ra trong suốt thời gian vừa qua đã tạo động lực rất lớn thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung cũng như ngành hàng bán lẻ nói riêng. Đặc biệt, việc Chính phủ chuyển đổi chính sách từ "Zero Covid" sang sống chung, an toàn với Covid..
Khi nhu cầu tiêu dùng dần phục hồi cũng là thời điểm các doanh nghiệp bán lẻ tính tới kế hoạch mở rộng "chân rết", phát triển nhóm sản phẩm mới. Liệu đây có là thời điểm "sóng ngầm" cạnh tranh trên thị trường bán lẻ không, thưa bà?
Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp bán lẻ FDI không trụ vững được, việc phải tính đến đường rút lui là chuyện bình thường của cơ chế thị trường để nhường chỗ cho các nhà bán lẻ có kinh nghiệm nhiều hơn, đặc biệt nhà bán lẻ FDI đã có kinh nghiệm ở các nước phát triển.
Thời gian gần đây, các tập đoàn kinh doanh bán lẻ lớn của nước ngoài như Central Group, Aeon, Circle K, K-Mart… liên tục đẩy mạnh chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Điều này cho thấy, tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam rất lớn. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI bắt tay với doanh nghiệp trong nước để mở rộng thị trường. Tốc độ thâm nhập và mở rộng ngày một gia tăng của các hãng phân phối nước ngoài đã gây sức ép rất lớn cho các nhà bán lẻ nội địa.
Nhiều ý kiến lo ngại, liệu "miếng bánh" thị phần ngành hàng bán lẻ có rơi vào tay các doanh nghiệp FDI? Tôi cho rằng, cứ ai ở đâu phục vụ tốt, sẽ chiếm lĩnh được thị phần. Trên thực tế, chúng ta cũng đang có hệ thống bán lẻ rất lớn trong nước, phủ sóng từ Nam ra Bắc và đến tận thị trường vùng sâu, vùng xa như: Masan (sở hữu siêu thị WinMart, cửa hàng WinMart+); Thế giới Di động (Bách hóa Xanh); Saigon Co.op, Co.op Mart....
Ngành hàng bán lẻ rất đa dạng các nhóm hàng hóa. Ngoài ra, thời gian mở cửa hàng hóa của trung tâm thương mại cũng khác so với các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng. Mỗi doanh nghiệp, mô hình sẽ phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau với mức thu nhập khác nhau. Khi mở rộng mạng lưới, các doanh nghiệp FDI hay trong nước đều đã nhắm đến đối tượng khách hàng cũng như địa điểm mở. Vì thế, việc này không đáng lo ngại.
Từ thực tế thị trường bán lẻ trong nước, theo bà, để các doanh nghiệp ngành hàng bán lẻ thành công, "nút thắt" lớn nhất cần gỡ là gì?
Để thành công có nhiều yếu tố, cần cả thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đối với người Nhật Bản, họ rất cẩn thận, để mở chuỗi cửa hàng hay hệ thống siêu thị, phải có kế hoạch từ rất sớm, thậm chí trước đó vài năm. Đây là điểm chúng ta cần học tập.
Ngành hàng bán lẻ rất đa dạng các nhóm hàng hóa |
Tuy nhiên, dù doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp trong nước, quan trọng nhất là phải hướng đến lợi ích tối ưu nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó là lựa chọn địa điểm. Ngoài ra, nhà cung cấp cũng cần đặc biệt quan tâm trong hệ thống siêu thị. Các doanh nghiệp phân phối cần có sự kết hợp với nhà cung cấp để có được mức giá cạnh tranh nhất. Sự bắt tay "win - win" giữa nhà cung cấp và nhà phân phối cũng là một trong những mấu chốt rất quan trọng.
Dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp bán lẻ chuyển hướng kinh doanh từ trực tiếp sang trực tuyến, xu hướng này được nhận định như thế nào trong thời gian tới, thưa bà?
Thời gian trước, do không bị dịch bệnh, ngành bán lẻ phát triển theo xu thế trực tiếp (offline). Tuy nhiên, trong thời kỳ dịch bệnh, ngành hàng này lại phát triển mạnh theo xu hướng trực tuyến (online). Nhưng theo tôi, tâm lý chung của khách hàng vẫn thiên về mua tự chọn tại chỗ, họ vẫn muốn đến tận nơi, xem hàng hóa trực tiếp để có thể lựa chọn được những sản phẩm ưng ý.
Mua sắm online cũng chỉ là giải pháp xử lý tình huống. Tuy nhiên, việc xử lý tình huống này trong thời gian vừa qua rất nổi trội. Để thúc đẩy phương thức mua sắm online, các trang mạng điện tử phải có được uy tín mới có thể đứng vững. Mua sắm online hay offline sẽ phát triển song song cùng tồn tại; hệ thống, nhà bán lẻ nào làm tốt, sẽ thu hút được khách hàng.
Xin cảm ơn bà!
Nguồn: Báo Công Thương
(CHG) - Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 (theo Luật số 43/2024/QH15) với nhiều thay đổi, hứa hẹn sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản (BĐS). Trong đó, việc thay đổi về mức thuế áp dụng cũng đang nhận được nhiều quan tâm rất lớn từ các chuyên gia kinh tế.
Xem chi tiết(CHG) - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 3 quý đầu năm 2024 tại Việt Nam tập trung vào các địa phương có lợi thế về hạ tầng, nhân lực, thủ tục hành chính và năng động trong hoạt động xúc tiến đầu tư như Bắc Ninh, Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội…
Xem chi tiết(CHG) - Chuyên gia Savills Việt Nam đánh giá nhà ở giá phải chăng sẽ là phân khúc tiềm năng cho các chủ đầu tư hiện nay với nguồn cầu cao, đi kèm với đó là hệ thống hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện và các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn từ Chính phủ.
Xem chi tiết(CHG) - Mới đây, trong buổi gặp gỡ và làm việc với Chủ tịch tập đoàn Vingroup - Ông Phạm Nhật Vượng, đã có nhiều đại diện các hãng xe vận tải cho rằng, vì mục tiêu lớn sẽ sẵn sàng hủy cọc xe xăng để mua xe điện Vinfast.
Xem chi tiết(CHG) - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng trưởng mạnh trong hai quý đầu của năm 2024, điều này đã tác động tích cực đến sự tăng trưởng của thị trường bất động sản (BĐS), nhất là phân khúc căn hộ dịch vụ.
Xem chi tiết