Nhiều giải pháp phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch


(CHG) Nhờ thực hiện hiệu quả những giải pháp phục hồi kinh tế và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19, kinh tế tỉnh Đồng Nai tăng trưởng mạnh mẽ từ cuối năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, tạo nền tảng vững chắc cho tỉnh bứt phá trong thời gian tới...

Tăng trưởng cao nhất vùng Đông Nam Bộ

Là một trong những tỉnh, thành phố phía Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19, nhưng từ cuối năm 2021 và 3 tháng đầu năm nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục khởi sắc. Kinh tế Đồng Nai phục hồi mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực như: Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, xuất khẩu, huy động nguồn vốn toàn xã hội... Đặc biệt, quý I-2022, GRDP của tỉnh tăng hơn 6,1% và trở thành địa phương có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất vùng Đông Nam Bộ, tiếp theo sau là Bình Dương (hơn 5,3%), Tây Ninh (hơn 4%), Bình Phước (gần 3%), TP Hồ Chí Minh (gần 1,9%)... Theo Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, trong quý I-2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm trước, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trên 4%, thương mại dịch vụ tăng gần 13%, xuất khẩu tăng gần 14%, tổng vốn đầu tư tăng gần 17%.

Nhiều giải pháp phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch
 Công nhân Công ty Cổ phần Taekwang Vina Industrial (TP Biên Hòa) trong giờ sản xuất. Ảnh: HOÀNG LỘC

Trong quý I-2022, tình hình xuất khẩu của Đồng Nai tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, đáng chú ý có một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao như: Cà phê tăng gần 24%; cao su tăng gần 24%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 42%; máy móc, thiết bị và phụ tùng tăng 13%; xơ, sợi dệt các loại tăng hơn 25%; sản phẩm từ chất dẻo tăng hơn 40%; sản phẩm từ sắt thép tăng 38% so với cùng kỳ; giày dép các loại tăng hơn 7%... Kết quả trên cho thấy, các doanh nghiệp đã khai thác, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do để tìm kiếm thị trường và tháo gỡ rào cản để tiếp cận thị trường mới. Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai Lê Văn Lộc nhận định: Dù gặp nhiều khó khăn do giá xăng, dầu biến động nhưng nhiều doanh nghiệp đã kịp thời đàm phán với khách hàng, điều chỉnh sản xuất phù hợp nên sản xuất công nghiệp và xuất khẩu vẫn ổn định, giữ được mức tăng trưởng khá. Hiện nhiều doanh nghiệp đã nhận được các đơn hàng đến hết năm 2022 và đầu năm 2023, khả năng năm nay, xuất khẩu của Đồng Nai sẽ vượt so với kế hoạch.

Nhiều giải pháp phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch
 Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Hợp tác xã Phú Cường (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai). Ảnh: HOÀNG LỘC.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, quý I-2022, đa số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh tốt hơn so với cuối năm 2021. Đồng thời, hơn 64% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất, xuất khẩu trong quý II-2022 sẽ tốt hơn so với quý I-2022, vì đến nay nhiều doanh nghiệp đã nhận được hợp đồng xuất khẩu hàng hóa đến cuối năm. Quý I năm nay cũng ghi nhận sự phục hồi mạnh thu nhập bình quân của người lao động tại Đồng Nai. Theo đó, thu nhập bình quân mỗi tháng của lao động đạt 8,5 triệu đồng, tăng gần 33%, tương đương khoảng 2,1 triệu đồng, mức tăng trên chỉ đứng sau Bình Dương và TP Hồ Chí Minh.

Duy trì đà tăng trưởng

Cuối tháng 3-2022, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Chương trình hành động để phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết 11 của Chính phủ và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình này trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh triển khai các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế trong hai năm 2022 và 2023, phấn đấu tăng trưởng mục tiêu dài hạn của tỉnh đến năm 2025, trung bình 8,5%/năm. Trong năm 2022, tỉnh phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,5-7%, thu nhập bình quân 125 triệu đồng/người/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 8,0-8,5%... Theo UBND tỉnh Đồng Nai, bước vào quý II-2022, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục ổn định và phát triển theo đà tăng trưởng từ quý I. Dự báo xuất khẩu hàng hóa vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh, nhiều doanh nghiệp đã ký được các đơn hàng mới với giá trị lớn và tăng cường mở rộng quy mô sản xuất; thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục tăng cao...

Nhiều giải pháp phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch
Công nhân Công Ty Hữu Hạn Cơ Khí Động Lực Toàn Cầu (Trảng Bom, Đồng Nai) trong giờ sản xuất. Ảnh: HOÀNG LỘC. 

Những chỉ tiêu trên được nhận định khả thi, khi chính quyền các cấp, người dân, doanh nghiệp rất quyết tâm và đã có nhiều nỗ lực trong phòng, chống dịch Covid-19, phục hồi sản xuất. Đồng thời, tỉnh cũng xác định tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ như: Tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp; giải ngân vốn đầu tư công các dự án trọng điểm; đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh phát triển dịch vụ; tăng cường triển khai có hiệu quả các giải pháp quản lý thu ngân sách... Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng, Đồng Nai đã chủ động triển khai các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, từng bước khôi phục nền kinh tế, thúc đẩy, phát triển các hoạt động vận hành chuỗi cung ứng trong sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, tỉnh cũng tăng cường các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, cung ứng lao động để thực hiện tốt mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch
 Đường cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đoạn qua huyện Long Thành (Đồng Nai), kết nối giao thông giữa các tỉnh trong khu vực. Ảnh: HOÀNG LỘC

Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều dự án lớn đã và đang chuẩn bị thực hiện như: Cảng Hàng không quốc tế Long Thành; cầu Cát Lái; đường vành đai 3; cùng các đoạn, tuyến đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết, Bến Lức-Long Thành, Biên Hòa-Vũng Tàu... Ngoài ra, một số công trình trọng điểm được thực hiện trong quý I như: Hương lộ 2; đường trục trung tâm TP Biên Hòa; cải tạo nâng cấp đường tỉnh 768. Tổng vốn đầu tư phát triển từ các doanh nghiệp và các dự án hạ tầng thực hiện trên địa bàn tỉnh trong quý I là hơn 26,6 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều khu công nghiệp của tỉnh đang tiến hành mở rộng như: Amata, Giang Điền, Hố Nai, Sông Mây, Ông Kèo, Định Quán... Các doanh nghiệp đánh giá, đầu tư vào các khu công nghiệp của Đồng Nai rất thuận lợi vì tỉnh nằm ở khu vực đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt và tới đây là đường hàng không rất thuận lợi; giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển.

Trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Đồng Nai vẫn là nơi được các doanh nghiệp tin tưởng rót vốn vào đầu tư phát triển sản xuất và đón đầu các dự án lớn của tỉnh, vùng, quốc gia. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục đầu tư, mở rộng dây chuyền sản xuất để tăng công suất, trong đó, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điển hình có một số tập đoàn FDI đầu tư nhà máy với vốn lớn như: Nestlé, Changshin, Formosa, Shingmark... Tuy nhiên, có những khó khăn gây cản trở sự phát triển như: Cước phí vận tải tăng, giá nguyên liệu đầu vào cao, thiếu hụt lao động chất lượng cao..., đòi hỏi doanh nghiệp phải có giải pháp tối ưu cho sản xuất, kinh doanh cùng sự đồng hành của chính quyền địa phương nhằm tiếp tục đà phát triển.

Nguồn: Báo Quân Đội Nhân Dân

Còn lại: 1000 ký tự
FDI thúc đẩy căn hộ dịch vụ tăng trưởng ra sao?

(CHG) - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng trưởng mạnh trong hai quý đầu của năm 2024, điều này đã tác động tích cực đến sự tăng trưởng của thị trường bất động sản (BĐS), nhất là phân khúc căn hộ dịch vụ.

Xem chi tiết
Hết quý II, ghi nhận Việt Nam bùng nổ nhiều thương vụ M&A bất động sản

(CHG) - Lãnh đạo Savills Việt Nam cho biết, bất chấp những thách thức trên toàn cầu, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng trong nửa cuối năm 2024. Trong đó, thị trường M&A mảng bất động sản công nghiệp và nhà ở sẽ rất dồi dào.

Xem chi tiết
Nguồn vốn FDI dồi dào thúc đẩy thị trường bất động sản “bật đà” tăng trưởng

(CHG) - Trong 2 quý đầu của năm 2024, Việt Nam đã đón nhận dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cả nước tăng hơn 13%. Điều này theo Savills Việt Nam, đã góp phần vào việc thúc đẩy thị trường bất động sản “bật đà” tăng trưởng, đặc biệt trong phân khúc căn hộ dịch vụ và bđs công nghiệp.

Xem chi tiết
Vốn FDI vào Việt Nam trong II quý đầu năm tăng hơn 13% so với cùng kỳ

(CHG) - Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài vừa công bố, cho thấy lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến hết tháng 6/2024 đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13.1% so với cùng kỳ năm trước.

Xem chi tiết
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp xanh.

(CHG) - Đó là nội dung đã được Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam (VFAEA) – Ông Lê Duy Minh nêu ra trong Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, vừa được tổ chức vào sáng ngày 20/7.

Xem chi tiết
2
2
2
3