Tăng cường vi chất vào thực phẩm: Làm khó doanh nghiệp?


(CHG) Mới đây, một số hiệp hội DN ngành chế biến thực phẩm đã có văn bản kiến nghị gửi Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, cùng một số bộ, ngành những vướng mắc khi thực hiện Nghị định 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Trong văn bản kiến nghị, các hiệp hội ngành chế biến thực phẩm phản ánh, thời gian qua, các quy định tại Nghị định 09 đã, đang ảnh hưởng đến hoạt động, sản xuất, kinh doanh. Quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 6 của Nghị định 09 "Muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i - ốt" và điểm b, khoản 1, Điều 6 "Bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm", đã làm tăng chi phí và cạnh tranh không bình đẳng giữa các DN…

Theo phản ánh từ Công ty Cổ phần Việt Nam kỹ nghệ Súc Sản (Vissan), dù công ty đã sử dụng muối được tăng cường i-ốt trong tất cả sản phẩm nhưng qua quá trình xử lý nhiệt, không còn tồn dư i-ốt. Ngoài ra, một số sản phẩm bị biến đổi màu sắc, mùi vị, do có sự tác động của i-ốt với các thành phần nguyên liệu ban đầu. Bên cạnh đó, việc sử dụng muối có tăng cường i-ốt khiến chi phí tăng thêm 5% nhưng không có hiệu quả cho người sử dụng.

Tăng cường vi chất vào thực phẩm: Làm khó doanh nghiệp?
Việc bổ sung vi chất làm tăng chi phí sản xuất

Đại diện Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ bột mì cho rằng, các quốc gia nhập khẩu bột mì không bắt buộc và không có nhu cầu đối với bột mì có bổ sung vi chất sắt kẽm. Tại thị trường nội địa, khi sử dụng bột mì có bổ sung vi chất sắt kẽm, chất lượng sản phẩm cũng như yếu tố cảm quan bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc bổ sung vi chất cũng làm tăng giá thành sản phẩm...

Được biết, ngay sau khi Nghị định 09 được ban hành, các hiệp hội đã kiến nghị lên Chính phủ, Bộ Y tế. Ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP, trong đó, tại điểm b khoản 15 Mục III chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 theo hướng bãi bỏ quy định "Muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt", "Bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm". Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích DN chế biến thực phẩm sử dụng. Tuy nhiên, ngày 14/9/2021, Bộ Y tế đã ban hành văn bản 7658/BYT-PC gửi các hiệp hội, DN thực phẩm yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị định 09.

Đáng chú ý, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) vừa kêu gọi cơ quan quản lý của Việt Nam tăng cường thực thi các quy định về bổ sung vi chất vào thực phẩm. Trong tuyên bố chung kêu gọi Chính phủ và các cơ quan quản lý của Việt Nam tăng cường thực thi quy định về bổ sung vi chất vào thực phẩm, WHO và UNICEF cho rằng, Nghị định 09 chưa được thực hiện sau hơn 5 năm ra đời.

Trong buổi tọa đàm với DN về thực hiện Nghị định 09, diễn ra mới đây, chuyên gia Viện dinh dưỡng quốc gia (Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế), Bộ Công Thương đã lắng nghe kiến nghị của DN. Chuyên gia đề xuất: Việc tăng cường vi chất dinh dưỡng làm phát sinh thêm chi phí sản xuất của cơ sở, tính theo tỷ lệ phần trăm rất nhỏ nhưng lợi ích lớn, góp phần tăng trưởng, phát triển, tăng năng suất lao động, tạo lợi thế cạnh tranh cho DN... Cơ quan chức năng sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra, cũng như có chế tài xử phạt, nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm tăng cường vi chất dinh dưỡng; giao các bộ, ngành rà soát, ban hành sửa đổi quy chuẩn liên quan đến thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho DN. Riêng với nhóm ngành hàng sản xuất nước mắm có sử dụng nguyên liệu muối, cần có quy định cụ thể hướng dẫn thực hiện…

Đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, việc bổ sung vi chất cần được thực hiện một cách phù hợp, trên nguyên tắc vừa đảm bảo sức khỏe cho người dân, vừa không gây khó cho doanh nghiệp.

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Thuế bất động sản là một giải pháp bình ổn giá nhà tại Việt Nam

(CHG) - Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 (theo Luật số 43/2024/QH15) với nhiều thay đổi, hứa hẹn sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản (BĐS). Trong đó, việc thay đổi về mức thuế áp dụng cũng đang nhận được nhiều quan tâm rất lớn từ các chuyên gia kinh tế.

Xem chi tiết
Bất động sản tăng trưởng nhờ lực đẩy “gián tiếp” của dòng vốn FDI

(CHG) - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 3 quý đầu năm 2024 tại Việt Nam tập trung vào các địa phương có lợi thế về hạ tầng, nhân lực, thủ tục hành chính và năng động trong hoạt động xúc tiến đầu tư như Bắc Ninh, Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội…

Xem chi tiết
Nhà ở giá phải chăng - cơ hội cho các chủ đầu tư tại Việt Nam

(CHG) - Chuyên gia Savills Việt Nam đánh giá nhà ở giá phải chăng sẽ là phân khúc tiềm năng cho các chủ đầu tư hiện nay với nguồn cầu cao, đi kèm với đó là hệ thống hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện và các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn từ Chính phủ.

Xem chi tiết
Nhiều hãng vận tải sẵn sàng hướng tới chuyển đổi xanh

(CHG) - Mới đây, trong buổi gặp gỡ và làm việc với Chủ tịch tập đoàn Vingroup - Ông Phạm Nhật Vượng, đã có nhiều đại diện các hãng xe vận tải cho rằng, vì mục tiêu lớn sẽ sẵn sàng hủy cọc xe xăng để mua xe điện Vinfast.

Xem chi tiết
FDI thúc đẩy căn hộ dịch vụ tăng trưởng ra sao?

(CHG) - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng trưởng mạnh trong hai quý đầu của năm 2024, điều này đã tác động tích cực đến sự tăng trưởng của thị trường bất động sản (BĐS), nhất là phân khúc căn hộ dịch vụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3