Vi phạm pháp luật trên mạng cần được xử lý nghiêm


(CHG) Vừa qua, UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông chủ động xây dựng các kế hoạch thanh tra, kiểm tra để xử lý vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

 

Hiện TP HCM đã chủ động sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống giám sát thông tin trên mạng Internet (Reputa, SocialBeat, Vsocial...) nhằm tổng hợp, nắm bắt các diễn biến thông tin dư luận xã hội quan tâm, chia sẻ trên internet có liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa... trên địa bàn. Từ đó, các cơ quan chức năng kịp thời có phương án xử lý và đồng thời theo dõi, kiểm soát chặt chẽ hoạt động đăng tải các thông tin trái chiều, thù địch của các đối tượng trên không gian mạng.

Hằng năm, TP HCM đều có kế hoạch quản lý, kiểm tra và xử lý việc cung cấp thông tin trên mạng đối với trang thông tin điện tử và mạng xã hội có trụ sở hoạt động trên địa bàn. Đồng thời, định kỳ hàng tháng rà soát, kiểm tra hoạt động của các trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội đã được cấp phép hoạt động để kịp thời chấn chỉnh, xử lý đối với các trang thông tin hoạt động trái quy định.

Các cơ quan chức năng cùng lúc tiến hành rà soát xử lý các hoạt động vi phạm như quảng cáo, vi phạm về sở hữu trí tuệ, vi phạm thông tin cá nhân... Theo thống kê, trung bình mỗi năm, TP HCM tổ chức kiểm tra từ 200-300 trang tin điện tử đang hoạt động trên địa bàn, tiến hành làm việc với chủ thể quản lý đối với 50-80 trang thông tin điện tử có dấu hiệu vi phạm hoặc hoạt động không đúng quy định.

 Quá trình kiểm tra, xử lý đối với các trang tin điện tử, mạng xã hội có hệ thống máy chủ tại nước ngoài ... Tp. HCM đã tổng hợp danh sách, chứng cứ, tư liệu vi phạm chuyển cơ quan chức năng và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp xử lý từ 10-15 vụ việc theo thẩm quyền.

 Riêng năm 2021, TP đã kiểm tra xử lý 55 trường hợp, xử lý vi phạm hành chính đối với 10 trường hợp, chuyển Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý 4 trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội không phép đăng tin bài từ các trang báo nước ngoài có nội dung xuyên tạc thành tựu cách mạng, bịa đặt, sai sự thật xâm phạm uy tín của tổ chức, cá nhân.

TP HCM cũng tăng cường đẩy mạnh xử lý theo quy định của pháp luật đối với hoạt động cung cấp thông tin từ các trang điện tử có tên miền quốc tế và tài khoản mạng xã hội... đặc biệt là các trang tin điện tử, chủ tài khoản mạng xã hội cung cấp không đúng sự thật gây hoang mang dư luận xã hội đối với công tác phòng chống dịch bệnh của thành phố.

 Năm 2021, Sở Thông tin và Truyền thông đã chuyển Bộ thông tin và Truyền thông đề nghị ngăn chặn,  xóa tài khoản mạng xã hội Youtube của 12 đối tượng, 55 tài khoản facebook và 4 tài khoản Tiktok, đăng tải thông tin xuyên tạc chính sách, các thông tin kêu gọi kích động biểu tình; tổ chức giám định 32 hồ sơ có nội dung liên quan đến việc đăng tải thông tin xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; giám định tài liệu xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước... trên mạng Internet để làm cơ sở cho điều tra, xét xử. Đánh giá 22 hồ sơ của đối tượng chống đối, thù địch, đưa thông tin trái chiều trên mạng Internet để có cơ sở xem xét xử lý đối tượng.

Trước tốc độ phát triển của công nghệ thông tin và các loại hình dịch vụ, kinh doanh trên môi trường mạng diễn ra ngày càng đa dạng, TP HCM kiến nghị các cơ quan chức năng của Trung ương cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng để phù hợp với thực tiễn quản lý và sự phát triển của xã hội; xem xét bổ sung một số quy phạm pháp luật để điều chỉnh phạm vi quản lý đối với tình trạng báo hóa các trang mạng xã hội vào Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ.

 TP HCM cũng chủ động, tích cực trong việc chuyển đổi số toàn diện để trở thành Đô thị thông minh năm 2030 với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, của các doanh nghiệp số và sự thịnh vượng, văn mình của một xã hội số.

Những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng trong Luật an ninh mạng có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 gồm 7 chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Luật chỉ rõ những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng như: đăng tải thông tin có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng gồm kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ... cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.

Đăng tải các thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống... có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế gồm: thông tin bịa đặt,sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá trị khác; thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán.

Các hành vi chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua internet, trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng;

Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng các phương tiện thanh toán trái phép;

Truyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật .v..v..

Người có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hanh chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

 

Còn lại: 1000 ký tự
Thuế bất động sản là một giải pháp bình ổn giá nhà tại Việt Nam

(CHG) - Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 (theo Luật số 43/2024/QH15) với nhiều thay đổi, hứa hẹn sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản (BĐS). Trong đó, việc thay đổi về mức thuế áp dụng cũng đang nhận được nhiều quan tâm rất lớn từ các chuyên gia kinh tế.

Xem chi tiết
Bất động sản tăng trưởng nhờ lực đẩy “gián tiếp” của dòng vốn FDI

(CHG) - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 3 quý đầu năm 2024 tại Việt Nam tập trung vào các địa phương có lợi thế về hạ tầng, nhân lực, thủ tục hành chính và năng động trong hoạt động xúc tiến đầu tư như Bắc Ninh, Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội…

Xem chi tiết
Nhà ở giá phải chăng - cơ hội cho các chủ đầu tư tại Việt Nam

(CHG) - Chuyên gia Savills Việt Nam đánh giá nhà ở giá phải chăng sẽ là phân khúc tiềm năng cho các chủ đầu tư hiện nay với nguồn cầu cao, đi kèm với đó là hệ thống hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện và các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn từ Chính phủ.

Xem chi tiết
Nhiều hãng vận tải sẵn sàng hướng tới chuyển đổi xanh

(CHG) - Mới đây, trong buổi gặp gỡ và làm việc với Chủ tịch tập đoàn Vingroup - Ông Phạm Nhật Vượng, đã có nhiều đại diện các hãng xe vận tải cho rằng, vì mục tiêu lớn sẽ sẵn sàng hủy cọc xe xăng để mua xe điện Vinfast.

Xem chi tiết
FDI thúc đẩy căn hộ dịch vụ tăng trưởng ra sao?

(CHG) - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng trưởng mạnh trong hai quý đầu của năm 2024, điều này đã tác động tích cực đến sự tăng trưởng của thị trường bất động sản (BĐS), nhất là phân khúc căn hộ dịch vụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3