(CHG) Tại Hội nghị phổ biến các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai năm 2024, do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, nhiều vướng mắc, khó khăn,… được lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường làm rõ.
Người dân đồng tình với Luật Đất Đai 2024
Vướng mắc, khó khăn đầu tiên mà hầu như địa phương nào cũng gặp phải, đó là làm sao để biết hộ dân nào, cá nhân nào sẽ được nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức nhận chuyển nhượng? Xác minh về nguồn gốc đất của người dân? Hoặc không có quy định là cơ quan nào sẽ xác nhận đối tượng đề nghị cấp giấy chứng nhận là sử dụng đất trực tiếp hay không trực tiếp?...
Giải đáp nội dung trên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân nhấn mạnh, hiện nay đã có cơ sở dữ liệu dân cư kết nối với cơ sở dữ liệu đất đai, có chính quyền ủy ban nhân dân cấp xã, nên ai, cơ quan nào thụ lý hồ sơ để xác nhận thì phải làm nhiệm vụ xác minh. Ông cũng đã nhắc nhở rằng: “Không thể bắt người sử dụng đất phải tự đi chứng minh được. Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khi thụ lý hồ sơ phải có trách nhiệm thẩm tra, xác minh để thực hiện theo đúng quy định, chứ không phải bắt người dân (như trước đây) phải photo cả đống tài liệu để chứng minh quyền sử dụng đất…”.
Anh Huỳnh Thanh Lin, sinh năm 1970, một trong những người dân sống lâu năm ở Quần đảo Thổ Chu (hay còn là xã đảo Thổ Châu), TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) cho biết: “Người dân chúng tôi thật sự hài lòng với Luật Đất Đai năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/8/2024), đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người dân, nhất là đối với những người dân bị vướng vào giải tỏa, cưỡng chế đất đai, dù họ đã tạo dựng cuộc sống ổn định hàng chục năm qua, được cấp hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy phép kinh doanh, đầu tư, rồi Căn cước công dân,… đó là điều kiện đầu tiên để cơ quan chức năng xem xét về nguồn gốc đất của người dân”.
Anh Phan Văn Đen, sinh năm 1976, ngụ ở Tổ 4, Khu phố 6, phường An Thới, TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) nói: “Tôi rất hoan nghênh trước chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khi thụ lý hồ sơ phải có trách nhiệm thẩm tra, xác minh để thực hiện theo đúng quy định, chứ không phải bắt người dân phải photo cả đống tài liệu để chứng minh quyền sử dụng đất. Bởi vì người dân cư ngụ ở địa phương như thế nào, thời điểm nào,… thì Khóm, Ấp, Tổ dân phố, Khu phố,… đều biết rõ…”.
Qua đó có thể thấy sự đồng tình ủng hộ của người dân khi triển khai và áp dụng các điều khoản mới, sửa đổi, bổ sung ở Luật Đất Đai năm 2024, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân trong quá trình khai khẩn, sử dụng,… đất đai như một phần “máu thịt” của mình.
1
Thuế bất động sản là một giải pháp bình ổn giá nhà tại Việt Nam
(CHG) - Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 (theo Luật số 43/2024/QH15) với nhiều thay đổi, hứa hẹn sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản (BĐS). Trong đó, việc thay đổi về mức thuế áp dụng cũng đang nhận được nhiều quan tâm rất lớn từ các chuyên gia kinh tế.
Xem chi tiết