(CHG) Sáng ngày 7/6, Amazon Global Selling phối hợp cùng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số - thuộc Bộ Công thương khai mạc Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới “Tinh hoa châu Á - Bứt phá toàn cầu” lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Ông Gijae Seong, Giám đóc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ về su hướng dự báo cho hàng hoá & thương hiệu Việt Nam bước ra thế giới
Tại hội nghị, ông Gijae Seong - Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ: "Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp bán hàng Việt Nam trên Amazon đã tăng 45% trong năm 2022. Nhiều doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng xuất khẩu trực tuyến nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và làm sao để mở rộng quy mô.
Theo nghiên cứu mới nhất của Access Partnership, doanh thu xuất khẩu thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam có thể đạt đến 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027 nếu như các doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ đầy đủ và đẩy nhanh tốc độ áp dụng TMĐT để xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ.
Theo ông Gijae Seong, đến nay doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh rất tốt một số nhóm sản phẩm trên Amazon đó là nhóm các sản phẩm liên quan đến nhà cửa, bếp, trang trí nội ngoại thất, đồ gỗ nội thất; ngoài ra còn có sản phẩm dệt may, các sản phẩm chăm sóc cá nhân, nhóm sản phẩm tiêu dùng.
Tại hội nghị thương mại điện tử xuyên biên giới, các thông tin mới nhất về cơ hội và xu hướng ngành thương mại điện tử được cập nhật cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam.
Các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách cũng thảo luận đưa ra các đánh giá về mức độ sẵn sàng gia nhập của các doanh nghiệp Việt Nam các sáng kiến và kế hoạch của chính phủ và Amazon Global Selling nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đạt được sự phát triển bền vững, mở đường cho các thương hiệu Việt tiếp cận thị trường quốc tế.
Đồng thời, tại đây cũng diễn ra các hoạt động kết nối các nhà cung cấp dịch vụ đến từ nhiều danh mục dịch vụ, với lần đầu tiên có sự tham gia của các nhà bán hàng thành công của Amazon từ các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Singapore cùng chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu online.
Tại hội nghị, bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, nhấn mạnh, hơn 1 năm gần đây khó khăn của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động của doanh nghiệp cũng như xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, ở góc độ thương mại điện tử, bên cạnh xu hướng thương mại điện tử trên di động, mạng xã hội thì thương mại điện tử xuyên biên giới rất nổi bật. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử xuyên biên giới tăng hơn 2 lần thương mại điện tử nói chung.
Cũng theo lãnh đạo Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, dù đã tiếp cận với thương mại điện tử xuyên biên giới nhưng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, vẫn gặp nhiều rào cản.
Đầu tiên là quy định khắt khe của thị trường nhập khẩu; năng lực của nhân lực trong phát triển sản phẩm và năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong bối cảnh thị trường toàn cầu. Cùng đó là rào cản về chi phí và rào cản về thông tin. “Những rào cản này là chung cho hoạt động xuất nhập khẩu chứ không chỉ riêng cho xuất khẩu qua các nền tảng thương mại điện tử” - bà Lại Việt Anh nói.
Bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số
Amazon đặt ra và nỗ lực thực hiện 5 mục tiêu nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong đẩy nhanh ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới, gồm: Tăng nhận thức về thương mại điện tử xuyên biên giới; đào tạo cho doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới; xây dựng thương hiệu toàn cầu cho Việt Nam; khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ hậu cần của Amazon, và cuối cùng là kết nối cộng đồng nhà bán hàng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, đại diện Amazon cũng cho hay, Việt Nam đang ở giai đoạn mới trong quá trình chuyển từ xuất khẩu truyền thống sang xuất khẩu online, do vậy vẫn còn nhiều khoảng hở về chính sách cần khắc phục. Amazon cũng đang tích cực tham chiếu môi trường kinh doanh của các quốc gia có thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển, lắng nghe ý kiến của các nhà bán hàng tại Việt Nam và truyền tải tới các cơ quan Chính phủ của Việt Nam để nghiên cứu và xây dựng chính sách cho thương mại điện tử phù hợp và hoàn thiện, từ đó tạo thuận lợi và thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới.
(CHG) Sáng ngày 15/11/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ đợt 2 năm 2024 cho toàn thể công chức của Cục nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ công chức làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường của đơn vị, qua đó nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc mà lực lượng gặp phải trong quá trình thực thi công vụ và chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024).
(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
(CHG) - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 3 quý đầu năm 2024 tại Việt Nam tập trung vào các địa phương có lợi thế về hạ tầng, nhân lực, thủ tục hành chính và năng động trong hoạt động xúc tiến đầu tư như Bắc Ninh, Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội…