(CHG) Thời gian qua, tòa soạn Tạp chí Kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại nhận được nhiều thông tin, phản ánh của bạn đọc về việc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam - trụ sở chính tại số 54 Ngô Thị Thu Minh, phường 2, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh lừa dối, chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư.
Với chiêu thức góp vốn thông qua “Hợp đồng hợp tác kinh doanh” hưởng tỷ suất sinh lợi lên tới 5 -7%/tháng, thời gian qua Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam (Công ty BĐS Nhật Nam) đã thu hút được rất nhiều người tham gia… Nhưng đã nhiều tháng trôi qua, công ty này không thanh toán tiền gốc và lãi hàng tháng cho các nhà đầu tư như đã cam kết. Trước tình hình đó, nhiều khách hàng đã kéo đến trụ sở công ty để đòi nợ. Nhưng các nhà đầu tư chỉ nhận được sự khất lần, thông cảm, mong khách hàng chia sẻ…
“Hợp đồng hợp tác kinh doanh” hưởng tỷ suất sinh lợi lên tới 5 -7%/tháng kèm nhiều ưu đãi
Qua số điện thoại đường dây nóng của Tạp chí Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, nhà đầu tư tên D cho biết: Qua lời giới thiệu của một người quen về việc đầu tư, hợp tác kinh doanh siêu lợi nhuận, lãi tức lên đến 144% chỉ trong thời gian 24 tháng, đầu năm 2022 tôi đã bỏ ra số tiền 200 triệu đồng ký kết 2 hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty BĐS Nhật Nam. Theo hợp đồng thì với mỗi hợp đồng góp vốn 100 triệu đồng, tôi được trả mỗi ngày 400.000 đồng, mỗi tháng tính theo 20 ngày làm việc. Sau 24 tháng, số tiền mà tôi nhận được sẽ là 192 triệu đồng. Những tháng đầu, công ty thực hiện đúng như cam kết nên đã huy động được khá nhiều người thân của tôi cùng tham gia. Tuy nhiên, từ tháng 9/2022 đến nay, thay vì nhận tiền hoa hồng và một phần tiền gốc theo cam kết, nhà đầu tư chỉ nhận được thông báo điều chỉnh tỉ lệ và thời gian phân chia lợi nhuận, khiến ông D cùng những người tham gia góp vốn với Công ty BĐS Nhật Nam lo lắng, vì nguy cơ bị lừa đảo, chiếm đoạt số tiền đã góp vốn.
Cũng theo phản ánh của khách hàng, thời gian gần đây Công ty BĐS Nhật Nam đã gửi thông báo đến khách hàng về việc thu hồi hợp đồng gốc để chuyển sang tư cách pháp nhân mới. Cụ thể, theo “thông báo chuyển đổi hợp đồng Nhật Nam sang Sông Đà Nhật Nam” mà công ty gửi cho khách hàng, doanh nghiệp này yêu cầu tất cả khách hàng đã ký hợp đồng trước đó phải nộp lại toàn bộ hợp đồng gốc để cấp lại hợp đồng mới mang tên Sông Đà Nhật Nam. Việc làm này khiến các nhà đầu tư không khỏi lo lắng và cho rằng Công ty BĐS Nhật Nam đang dùng các này để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.
Nhà đầu tư đến trụ sở Công ty BĐS Nhật Nam tại số 54 Ngô Thị Thu Minh, phường 2, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh đòi quyền lợi
Theo các chuyên gia tài chính, trên thực tế, khó có dự án hay hoạt động sản xuất - kinh doanh nào mang lại lợi nhuận với mức cao như ở Công ty BĐS Nhật Nam cam kết. Và trên thực tế, cho đến nay đã có nhiều nhà đầu tư từ nhiều tháng nay không còn nhận được tiền gốc và lãi như cam kết của Công ty BĐS Nhật Nam.
Mục đích sử dụng vốn huy động của Công ty Nhật Nam có nhiều dấu hiệu nghi vấn, khả năng hoạt động theo mô hình "Ponzi”
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của Công ty BĐS Nhật Nam còn có những dấu hiệu của việc gian lận thương mại, gây thất thu thuế đối với cơ quan quản lý Nhà nước. Bởi khách hàng nộp tiền vào tài khoản của công ty, nhưng tiền lãi nhận được hàng tháng lại được chuyển đến từ tài khoản cá nhân của bà Giám đốc Vũ Thị Thúy (cổ tức động viên). Câu hỏi đặt ra là phải chăng, bằng cách làm này Công ty BĐS Nhật Nam đang thực hiện hành vi che giấu thu nhập, trốn tránh nghĩa vụ kê khai thuế.
Những vấn đề nêu trên đang cần được các cơ quan chức năng sớm điều tra, làm rõ, và xử lý nghiêm sai phạm (nếu có).
Được biết, trong thời gian vừa qua, nhiều địa phương đã đưa ra cảnh báo đối với người dân về nguy cơ rủi ro khi góp vốn với Công ty BĐS Nhật Nam. Thế nhưng, trước những khoản lãi cao do góp vốn đầu tư mà Công ty BĐS Nhật Nam công bố, nhiều người vẫn chuyển tiền tham gia đầu tư vào Công ty BĐS Nhật Nam.
(CHG) Người đàn ông giả danh công an xã gọi điện mời bà N.T. L (xã Xuân Nộn, Đông Anh, Hà Nội) ra trụ sở Công an xã để kích hoạt định danh điện tử, đồng thời cho biết, bà đang bị một ngân hàng có chi nhánh ở quận Tây Hồ đòi nợ số tiền 66 triệu đồng. Tuy nhiên nhờ sự cảnh giác từ trước nên vụ việc đã được ngăn chặn kịp thời.
(CHG) Hiện nay một số cán bộ cấp xã có bằng Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề. Để đúng quy định và đảm bảo quyền lợi đối với những cán bộ đó thì có được xếp lương đối với bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề không?
(CHG) Hiện tượng quảng cáo cờ bạc "trá hình" xuất hiện không chỉ trên nhiều hãng vận tải taxi, nhà hàng, quán cà phê… mà còn công khai quảng cáo trên pano cỡ lớn, biển hiệu, biển bảng của các cửa hàng, cửa hiệu.
(CHG) Việc quảng cáo cờ bạc "trá hình" tràn lan trên nhiều phương tiện vận tải taxi, xe công nghệ ở Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Đặc biệt, những quảng cáo trên vẫn hằng ngày len lỏi vào trong đời sống xã hội, nhất là tại các điểm trường học... nhưng chưa thấy sự vào cuộc của cơ quan chức năng để triệt xóa hoàn toàn tệ nạn này.
(CHG) Quảng cáo cờ bạc “trá hình” thời công nghệ xuất hiện ngày càng nhiều, trên nhiều phương tiện giao thông công cộng, Panô cỡ lớn, cửa hàng cửa hiệu và các nền tảng xã hội… đang là vấn nạn cần có giải pháp xử lý quyết liệt, triệt để…