​Chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng từ "bẫy" cộng tác viên online


(CHG) Với bánh vẽ "chỉ ngồi tại nhà, góp vốn cộng tác và việc làm đơn giản", đối tượng đã dụ dỗ nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản của mình sau đó chiếm đoạt.

Giàu và chồng quê tỉnh An Giang ra TP Đà Nẵng, dùng chiêu tuyển cộng tác viên làm việc online để "sập bẫy", chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.
Công an huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) thông tin, ngày 13/6, Cơ quan CSĐT Công an huyện đã quyết định tạm giữ hình sự Lương Thị Ngọc Giàu (SN 1991, trú tổ 11, ấp An Tịnh, An Thạnh Trung, Chợ Mới, tỉnh An Giang) về hành vi sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 
Trước đó, từ giữa tháng 5/2023, Công an huyện Hòa Vang tiếp nhận trình báo của chị Nguyễn T. N (SN 1990, trú thôn Bàu Cầu, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) về việc bị một đối tượng lừa đảo bằng hình thức tham gia cộng tác viên làm việc online trên mạng xã hội để kiếm tiền hoa hồng.

Đối tượng lừa đảo Lương Thị Ngọc Giàu tại cơ quan Công an. 

Theo trình bày của nạn nhân, từ khoảng đầu tháng 5/2023, chị N được một đối tượng nữ tên Ngọc Giàu tìm cách liên hệ rồi dụ dỗ làm cộng tác viên việc làm online. Với bánh vẽ "chỉ ngồi tại nhà, góp vốn cộng tác và việc làm đơn giản" mà Ngọc Giàu đưa ra, chị T.N nhanh chóng sập bẫy. Riêng từ ngày 14/5 đến nay, chị N đã nhiều lần chuyển tiền vào tài khoản của Ngọc Giàu với tổng cộng hơn 293 triệu đồng để làm “nhiệm vụ”.
Có điều, sau khi chuyển tiền, chị N chẳng nhận được tiền hoa hồng, trong khi chị N không thể liên lạc được nữa với Ngọc Giàu. Nghi ngờ bản thân bị lừa, chị N đã đến Cơ quan Công an trình báo sự việc.
Ngay khi tiếp nhận tin báo của chị N, nhận thấy vụ việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an huyện Hòa Vang tiến hành điều tra, truy xét. Nhận định đối tượng Lương Thị Ngọc Giàu liên quan đến vụ lừa đảo, vào ngày 9/6 vừa qua, Đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Hòa Vang đã triệu tập Ngọc Giàu đến trụ sở Công an để làm việc.
Quá trình đấu tranh, Ngọc Giàu thừa nhận hành vi lừa đảo trên. Đặc biệt, vào khoảng tháng 2/2023, cô ta cùng chồng là Hồ Đức Thanh (SN 1987, trú tỉnh An Giang) đã làm giả giấy CMND, sau đó đăng ký tài khoản ngân hàng rồi bán cho người khác với giá 5 triệu đồng. Trong số các tài khoản ngân hàng mà Giàu tạo bằng CMND giả, có số tài khoản mà chị T.N đã chuyển tiền đến.
Khám xét khẩn cấp nơi ở của Giàu, lực lượng Công an phát hiện, thu giữ 6 CMND mang tên khác nhau có gắn hình ảnh của Giàu. Cơ quan Công an cũng đã phong tỏa số tiền 2,9 tỷ đồng có trong tài khoản ngân hàng mà Ngọc Giàu và Thanh đang sử dụng.
Hiện Cơ quan CSĐT Công an huyện Hòa Vang tiếp tục xác lập chuyên án để truy xét các đối tượng có liên quan đến Ngọc Giàu và đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng này.
Cũng với chiêu trò mời quảng cáo làm cộng tác viên, anh T. (sinh năm 1991 ở quận Long Biên, Hà Nội) cho biết, 
ngày 22/4, anh nhận được một lời mời quảng cáo làm cộng tác viên của Lazada (công ty thương mại điện tử, chuyên bán hàng trên mạng) sẽ được hưởng hoa hồng từ 5 - 10% khi làm nhiệm vụ. Anh T. đã chuyển gần 200 triệu đồng cho đối tượng nhưng vẫn không hoàn thành được nhiệm vụ để rút tiền. Biết mình bị lừa, anh T. đã đến Công an phường Thượng Thanh, quận Long Biên trình báo sự việc.
Theo các cơ quan chức năng, thời gian qua, nhiều người dân bị sập bẫy lừa đảo từ hình thức tuyển cộng tác viên online cho các sàn thương mại điện tử.
Nạn nhân mà các đối tượng nhắm đến là những người nhẹ dạ cả tin, nhất là những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, hiện ở nhà không có việc làm, sinh viên có nhu cầu việc làm kiếm thêm thu nhập.
Theo các chuyên gia, để nhận diện hình thức lừa đảo trực tuyến này, người dân cần chú ý đến một số điểm gồm: Hầu hết nguồn liên hệ của các thông báo, tin nhắn, cuộc gọi, bài đăng… đều không xác định rõ ràng, thậm chí cả địa chỉ đăng ký máy chủ từ nước ngoài.
Để chủ động phòng ngừa tội phạm, người dân cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo, cần chủ động nâng cao nhận thức, kiến thức thông qua các phương tiện truyền thông, cần nhận diện các phương thức, thủ đoạn phạm tội mới. Đồng thời, nếu nhận được thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật này, cần trình báo cơ quan công an để tiếp tục điều tra, xác minh và xử lý vụ việc./.

Còn lại: 1000 ký tự
Lợi dụng thông báo mời kích hoạt định danh điện tử để lừa đảo

(CHG) Người đàn ông giả danh công an xã gọi điện mời bà N.T. L (xã Xuân Nộn, Đông Anh, Hà Nội) ra trụ sở Công an xã để kích hoạt định danh điện tử, đồng thời cho biết, bà đang bị một ngân hàng có chi nhánh ở quận Tây Hồ đòi nợ số tiền 66 triệu đồng. Tuy nhiên nhờ sự cảnh giác từ trước nên vụ việc đã được ngăn chặn kịp thời.

Xem chi tiết
​Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương cán bộ cấp xã

(CHG) Hiện nay một số cán bộ cấp xã có bằng Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề. Để đúng quy định và đảm bảo quyền lợi đối với những cán bộ đó thì có được xếp lương đối với bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề không?

Xem chi tiết
Pano tấm lớn quảng cáo cờ bạc tại TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

(CHG) Hiện tượng quảng cáo cờ bạc "trá hình" xuất hiện không chỉ trên nhiều hãng vận tải taxi, nhà hàng, quán cà phê… mà còn công khai quảng cáo trên pano cỡ lớn, biển hiệu, biển bảng của các cửa hàng, cửa hiệu.

Xem chi tiết
Vắng bóng cơ quan chức năng xử lý quảng cáo cờ bạc "trá hình" ở Hà Nội!

(CHG) Việc quảng cáo cờ bạc "trá hình" tràn lan trên nhiều phương tiện vận tải taxi, xe công nghệ ở Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Đặc biệt, những quảng cáo trên vẫn hằng ngày len lỏi vào trong đời sống xã hội, nhất là tại các điểm trường học... nhưng chưa thấy sự vào cuộc của cơ quan chức năng để triệt xóa hoàn toàn tệ nạn này.

Xem chi tiết
Cảnh giác với quảng cáo cờ bạc “trá hình” thời công nghệ

(CHG) Quảng cáo cờ bạc “trá hình” thời công nghệ xuất hiện ngày càng nhiều, trên nhiều phương tiện giao thông công cộng, Panô cỡ lớn, cửa hàng cửa hiệu và các nền tảng xã hội… đang là vấn nạn cần có giải pháp xử lý quyết liệt, triệt để…

Xem chi tiết
2
2
2
3