Kế thừa truyền thống gây dựng, quý trọng và trọng dụng nhân tài lâu đời của dân tộc ta, với nhãn quan chiến lược sắc bén, ngay từ trước khi chuẩn bị thành lập Đảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tuyển chọn những thanh, thiếu niên Việt Nam ưu tú đưa sang các lớp đào tạo, bồi dưỡng ở Quảng Châu (Trung Quốc), sau đó đưa về nước hoạt động tuyên truyền, tổ chức quần chúng, làm hạt nhân cho phong trào cách mạng.
Chỉ không lâu sau khi nước nhà vừa giành được độc lập, ngày 14/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển, càng thêm nhiều”. Đặc biệt, Người đã chỉ thị cho các địa phương trong cả nước phải kịp thời báo cáo cho Chính phủ về người tài ở địa phương mình. Một năm sau, ngày 20/11/1946, Người lại viết: “Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân... muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết... Hạn trong một tháng, các cơ quan địa phương phải báo cáo cho đủ”.
Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nêu một tấm gương mẫu mực về trọng dụng nhân tài. Chính vì vậy, nhiều bậc trí thức, học giả nổi tiếng, chức sắc tôn giáo, thậm chí cả quan lại bậc cao của chế độ cũ (như các ông Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn...) đã nhiệt tình tham gia, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng chính quyền cách mạng non trẻ.
Người cũng đã cảm hóa, thuyết phục một số trí thức nổi tiếng cả về tài và đức, học vị cao, thời điểm đó đang có mức thu nhập, điều kiện làm việc đáng mơ ước ở nước ngoài nhưng vẫn tình nguyện về nước cùng sẻ chia vất vả, gian lao với nhân dân tham gia chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc và kiến thiết đất nước với tất cả khả năng chuyên môn của họ.
Có thể kể đến hàng loạt những tên tuổi nổi tiếng trên mọi lĩnh vực đã hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để tham gia kháng chiến, kiến quốc như: Phạm Quang Lễ (tức Trần Ðại Nghĩa), Lê Văn Thiêm, Lương Định Của, Phạm Huy Thông, Trần Hữu Tước, Nguyễn Khắc Viện, Tạ Quang Bửu, Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Phan Anh, Hoàng Minh Giám, Vũ Ðình Tụng, Nguyễn Văn Huyên, Nghiêm Xuân Yêm, Nguyễn Xiển, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Phạm Ngọc Thạch, Võ Quý Huân, Vũ Trọng Khánh, Ðặng Văn Ngữ, Trịnh Ðình Thảo, Trần Đức Thảo, Ngụy Như Kon Tum... Ngày nay, ở nhiều nơi trên khắp cả nước đã có những đường phố, trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu khoa học,... mang tên họ - là minh chứng cho sự tri ân của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với những tài năng, nhân cách đã hy sinh, cống hiến vô cùng to lớn cho sự nghiệp cách mạng, dựng xây tổ quốc.
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân tài là người biết đem cái tài ấy ra làm những việc ích nước, lợi dân chứ không dùng tài để vun vén, thu lợi cho bản thân, gia đình. Vì vậy, nếu người có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Cho nên đức phải là cái gốc. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Cũng cần lưu ý, dù nhấn mạnh mặt đức nhưng Người cũng khẳng định, nếu có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa rất chú trọng đến tài năng, nhiệt huyết, đồng thời luôn lấy thước đo tinh thần vì dân, vì nước của người được giao việc để đánh giá. Bởi vậy, với Bác, nếu một lòng vì nước vì dân thì trọng dụng, không câu nệ người đó đã là đảng viên hay chưa đảng viên. Người còn cảnh báo những người có trách nhiệm lãnh đạo, muốn “tránh khỏi sự hao phí nhân tài, chúng ta cần phải sửa chữa cách lãnh đạo... bắt buộc cán bộ trong mỗi ngành phải thiết thực báo cáo và cất nhắc nhân tài”.
Từ thế kỷ 20 đến nay, nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới đã coi việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là một chiến lược để duy trì vị thế phát triển và tầm ảnh hưởng. Trong điều kiện cạnh tranh địa chiến lược toàn cầu diễn ra rất gay gắt như hiện nay, ngẫm lại có thể thấy những lời dạy và tấm gương mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát hiện, trọng dụng nhân tài vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Kế thừa, vận dụng tư tưởng của Người, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề ra chủ trương phải “trọng dụng, đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân tài, các nhà khoa học và công nghệ Việt Nam có trình độ chuyên môn cao ở trong nước và nước ngoài, nhất là các nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học có khả năng chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt quan trọng”. Điều quan trọng là chủ trương này cần phải được coi như "quốc sách" và luật hóa để thực hiện hiệu quả, nhằm góp phần thiết thực đưa nước ta đạt được mục tiêu đến năm 2045 - kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: trở thành nước phát triển, thu nhập cao./.
Nguồn: Tạp chí công thương
Ảnh hưởng của tác động xã hội đến ý định mua sắm trực tuyến qua hình thức livestream do Đinh Xuân Hùng (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Sài Gòn) thực hiện
Xem chi tiếtẢnh hưởng của giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng tại các quán café teamwork tại Đà Nẵng do ThS. Võ Thị Thùy Linh (Trường Đào tạo quốc tế - Đại học Duy Tân) thực hiện
Xem chi tiếtỨng dụng protech trong phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam do ThS. Nguyễn Thị Bích Thuận (Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Đồng Tháp) thực hiện
Xem chi tiết(CHG) - Mới đây, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã trình Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và san nền khu vực Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành.
Xem chi tiếtĐề tài Đào tạo nguồn nhân lực số trong các doanh nghiệp Việt Nam do ThS. Lê Phú Khánh (Khoa quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công đoàn) thực hiện.
Xem chi tiết