Hàng trăm tấn cá đến ngày xuất bán nhưng chưa có đầu ra
Phường Nại Hiện Đông (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) hiện còn gần 90 hộ nuôi cá lồng bè với tổng lượng cá nuôi hiện tại khoảng 55,6 tấn, tập trung chủ yếu ở 4 loại cá gồm cá mú, cá bớp, cá dìa, cá sủ. Trong đó, phần lớn là cá đã đủ chuẩn để xuất bán. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, đối tượng tiêu thụ chính các loại cá này là các nhà hàng, khách sạn phần lớn đóng cửa, sức tiêu thụ cá giảm mạnh.
Hàng trăm tấn cá của các hộ nuôi cá lồng bè trên vịnh Mân Quang (Đà Nẵng) đủ điều kiện xuất bán nhưng chưa có đầu ra |
Ông Đỗ Văn Dũng (53 tuổi, Hải Châu 2, quận Hải Châu, nuôi cá trên vịnh Mân Quang) cho biết hiện gia đình ông đang nuôi thả 4 loại cá. Hiện mỗi loại cá đang có khoảng 2000 con đủ điều kiện xuất bán (Cá bớp 1,8 – 2 kg, cá sủ 1 – 1,2 kg, cá mú 1 – 1,2 kg, cá dìa 4 con/kg) tuy nhiên chưa tìm được đầu ra. “Không có khách du lịch nên cá đã tụt mấy giá từ khi dịch Covid – 19 đến giờ. Giá giảm mà thương lái thu mua số lượng cũng giảm hơn. Tuy nhiênn, mấy ngày nay cảng cá tạm đóng cửa nên việc bán ra cũng tạm dừng luôn”, ông Dũng nói và cho biết thêm cá chưa bán được thì có thể để nuôi thêm, nhưng cảng cá đóng cửa các hộ nuôi cá lồng bè như ông gặp khó trong mua thức ăn cho cá.
May mắn hơn nhiều hộ nuôi cá lồng bè khác tại vịnh Mân Quang, hộ nuôi cá Huỳnh Cu (47 tuổi, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) hiện mỗi ngày vẫn xuất bán đều đặn được khoảng 50 – 70 kg cá các loại. Ông Huynh Cu cho biết thông qua các các bạn hàng trước đây, ông đã kết nối và hiện đang cung cấp cá cho một số khu cách ly của thành phố. “Hiện lồng bè gia đình tôi có khoảng 5 tấn cá đang ở tuổi thu hoạch và 5 tấn cá gần đến thời gian thu hoạch nhưng tiêu thụ rất chậm. May mắn là có được đầu ra cung cấp cho một số khu cách lý, dù ít nhưng cũng giảm được áp lực tiêu thụ rất lớn”, ông Huỳnh Cu chia sẻ.
Ông Huỳnh Cu (bên phải) chuẩn bị giao cá cho các khu cách ly Đà Nẵng |
Theo thống kê của UBND quận Sơn Trà, hiện có khoảng 135,5 tấn cá các loại gồm cá bớp, cá sủ, cá mú, cá dìa….được các hộ nuôi trồng trên vịnh Mân Quang (phường Nại Hiên Đông và phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) nuôi thả đang và chuẩn bị đến thời gian thu hoạch và cần tìm được đầu ra.
Ảnh hưởng đến việc tháo dỡ lồng bè
Thực hiện chủ trương của UBND TP. Đà Nẵng về xử lý chấm dứt việc nuôi thủy sản bằng lồng bè trên địa bàn TP. Đà Nẵng, UBND quận Sơn Trà (TP. Đà Nẵng) đã thông báo yêu cầu các hộ nuôi thủy sản lồng bè chấp hành chủ trương tháo dỡ.
Theo UBND quận Sơn Trà, hiện các hộ nuôi trồng thủy sản tại vịnh Mân Quang (phường Nại Hiên Đông và phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) đang khẩn trương thu hoạch, bán hải sản đang nuôi để chấp hành thông báo yêu cầu tháo dỡ lồng bè. Tuy nhiên, việc tiêu thụ hải sản đầu ra hạn chế, các cơ sở thu mua giảm, lượng tiêu thụ cá chậm do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nên các hộ nuôi hải sản gặp rất nhiều khó khăn. Do đó ảnh hưởng đến tiến độ tháo dỡ lồng bè của người dân.
Gần 30 năm mưu sinh bằng nghề nuôi cá lồng bè, ông Huỳnh Cu cho biết nghề nuôi thủy sản còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mưa bão, năm được năm mất. Nhưng bám nghề cũng đủ nuôi sống gia đình. Bây giờ thành phố có chủ trương tháo dỡ, nhưng cá còn chậm tiêu thụ, nên các hộ nuôi ai cũng thấp thỏm.
Các hộ nuôi cá lồng bè tại Đà Nẵng đang trong tình trạng cá bán không được, lồng bè dỡ không xong |
“Người dân cũng đã đồng ý chủ trương tháo dỡ lồng bè sau vụ thu hoạch này. Tuy nhiên, cá để xuất bán trúng trong mùa dịch nên bán không được, vì vậy, việc chấp hành tháo dỡ theo quy định thời gian của phường, quận bị chậm trễ. Rất khó cho bà con”, ông Mai Văn Đãi – cán bộ phụ trách công tác hải sản phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) cho hay.
Để hỗ trợ người dân tìm đầu ra cho các loại cá trên, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng đã thông tin đến các siêu thị, trung tâm thương mại, các chợ, đơn vị phân phối và bán lẻ trên địa bàn TP. Đà Nẵng đề nghị hỗ trợ thu mua các loại cá trên. “Sở Công Thương đã gửi thông tin về các loại cá, thông tin liên hệ, sản lượng cho các đơn vị chợ, siêu thị, doanh nghiệp để chủ động kết nối tiêu thụ sản phẩm cho người dân nuôi cá lồng bè tại vịnh Mân Quang”, Ông Nguyễn Hữu Hạnh – Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng thông tin.
Nguồn: Theo Báo Công Thương
(CHG) Hiện nay, hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, làm suy giảm uy tín của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần hiểu rõ các mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết