Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang chững lại?


(CHG) Sau khi có những tín hiệu tích cực trong tháng 8, bước sang tháng 9, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang có những dấu hiệu chững lại.
Theo dữ liệu Hiệp hội Thị trường Trái phiếu doanh nghiệp (VBMA) tổng hợp từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), tính đến ngày 22/9/2023, trong tháng 9 đã có 6 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ với tổng giá trị 7.265 tỷ đồng. Các đợt phát hành này có lãi suất trung bình 9,75%/năm, kỳ hạn chủ yếu từ 2-7 năm. Lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành TPDN được ghi nhận là 149.495 tỷ đồng với 20 đợt phát hành ra công chúng trị giá 18.289 tỷ đồng (chiếm 12,23% tổng giá trị phát hành) và 119 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 131.205 tỷ đồng (chiếm 87,77% tổng số).

Tổng giá trị phát hành TPDN từ đầu năm đến nay là gần 150 nghìn tỷ đồng. Ảnh: ST
 
Đối với số liệu trái phiếu được mua lại trong tháng 9/2023, theo dữ liệu VBMA tổng hợp từ HNX, các doanh nghiệp cũng đã mua lại 3.628 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 9. Tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 171.881 tỷ đồng (tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu về giá trị mua lại, chiếm 51,43% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng 88.406 tỷ đồng). Đối với TPDN đến hạn trong phần còn lại của năm 2023, VBMA cho biết, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 104.467 tỷ đồng. 36% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản là hơn 37.641 tỷ đồng, theo sau là nhóm ngân hàng với 29.161 tỷ đồng (chiếm 27,9%). Như vậy, nếu so với số liệu của tháng 8 thì số lượng TPDN riêng lẻ phát hành trong tháng 9 đã giảm đáng kể. Trước đó, tháng 8/2023 ghi nhận có 22 đợt phát hành TPDN riêng lẻ với 25.055 tỷ đồng.
Trong khi đó, dữ liệu của Fiin Ratings cho thấy, tiếp nối sự trầm lắng của năm 2022, khối lượng phát hành 8 tháng đầu năm 2023 tiếp tục nhỏ giọt, giá trị phát hành trái phiếu trên thị trường sơ cấp đạt 140.000 tỷ đồng. Trong đó, đa phần là TPDN riêng lẻ với số lượng chiếm tới hơn 90% trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư thay đổi, nhu cầu vốn doanh nghiệp suy giảm. Theo đánh giá của nhóm chuyên gia từ Fiin Ratings, áp lực thanh toán TPDN cao nhưng vẫn trong mức an toàn. Đáng chú ý, Nghị định số 08/2023/NĐ-CP cũng chuyển áp lực đáo hạn về tương lai, doanh nghiệp có cơ hội để tái cấu trúc.
Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Fiin Group cho biết, 140.000 tỷ đồng phát hành trong 8 tháng đầu năm 2023 phần lớn là hoạt động tái cấu trúc. Trong bối cảnh ngân hàng đang thừa vốn, doanh nghiệp đang chịu áp lực trả nợ cao thì thị trường sẽ rơi vào tình trạng ngân hàng và các tổ chức khác thay thế trái chủ cũ mua vào. Hoạt động này theo đại diện Fiin Ratings là lành mạnh bởi thị trường trái phiếu có thanh khoản, đảo nợ từ tay người này sang tay người khác là hoạt động bình thường. Kết quả phát hành 140.000 tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm 2023 được đại diện Fiin Ratings đánh giá là tốt, trong đó, phần lớn trong số này là hoạt động tái cấu trúc được đánh giá là sẽ góp phần hạ cánh mềm cho doanh nghiệp và là điều tích cực. Bên cạnh đó, diễn biến thị trường cho thấy, từ tháng 8, nhiều doanh nghiệp bắt đầu có kế hoạch huy động vốn trở lại. Trong đó, Công ty cổ phần Quản lý quỹ PVI (PVIAM) - một trong 10 công ty quản lý quỹ có giá trị ủy thác và tư vấn đầu tư lớn nhất thị trường Việt Nam cũng vừa giải ngân vốn hai thương vụ trên thị trường với giá trị hơn 1.000 tỷ đồng. Bà Trịnh Quỳnh Giao, Tổng giám đốc PVIAM cho rằng, thị trường đang hồi phục và nhu cầu từ phía tổ chức phát hành và nhà đầu tư luôn tồn tại.
Một thông tin đáng chú ý là hiện nay kênh xếp hạng tín nhiệm đã nhận được sự quan tâm lớn hơn của các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư tổ chức. Điều này được cho là sẽ góp phần thúc đẩy sự minh bạch của thị trường TPDN trong thời gian tới bởi thông tin từ những đơn vị xếp hạng tín nhiệm độc lập sẽ khắc phục được khoảng trống thông tin rất lớn giữa thị trường và nhà đầu tư. Theo bà Trịnh Quỳnh Giao, việc xếp hạng tín nhiệm cũng là điều kiện bắt buộc và trợ thủ đắc lực nếu muốn khơi thông kênh phát hành đại chúng. Các nhà đầu tư không thường xuyên thẩm định báo cáo phân tích của công ty sẽ mất rất nhiều thời gian, do đó, phải có sự đồng hành của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm để thị trường phát triển với thanh khoản tốt, quỹ đầu tư có thể phản ứng kịp thời, loại bỏ trái phiếu khi doanh nghiệp "rớt hạng" theo tiêu chí đặt ra trong danh mục.
Liên quan đến sàn giao dịch TPDN riêng lẻ, thông tin từ HNX cho thấy, từ ngày 19/7/2023 - ngày hệ thống giao dịch thứ cấp TPDN riêng lẻ chính thức được vận hành - đến ngày 8/9/2023, trên hệ thống giao dịch TPDN riêng lẻ đã có 12.835 tỷ đồng, tương đương hơn 49.827 trái phiếu được giao dịch. Tính bình quân, có hơn 1 triệu trái phiếu, tương đương 267 tỷ đồng được giao dịch trong phiên. Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính), hệ thống mặc dù mới vận hành nhưng bước đầu đã cho thấy tính thanh khoản với khoảng gần 300 tỷ đồng/phiên, tạo cơ hội để nhà đầu tư tiếp cận thông tin minh bạch và đầy đủ hơn, hỗ trợ cho các cơ quan quản lý trong vấn đề quản lý và giám sát thị trường.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3