Trong 5 tháng, xuất khẩu chè đạt 64,5 triệu USD


(CHG) Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu chè trong tháng 5/2023 đạt 9,3 nghìn tấn, trị giá 15,6 triệu USD, giảm 2,2% về lượng và giảm 7,6% về trị giá so với tháng 5/2022. Giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng 5/2023 đạt 1.676,3 USD/tấn, giảm 5,5% so với tháng 5/2022.
Xuất khẩu chè tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, khi các thị trường chính như Pakistan, Đài Loan Trung Quốc) và Nga giảm nhu cầu. Lượng và trị giá xuất khẩu tới thị trường Pakistan chiếm tỷ trọng cao nhất trong 5 tháng đầu năm 2023, đạt 14,3 nghìn tấn, trị giá 26,5 triệu USD, giảm 0,7% về lượng và giảm 3,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu chè còn nhiều tiềm năng.

Tiếp theo là xuất khẩu tới thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đạt 4,9 nghìn tấn, trị giá 7,8 triệu USD, giảm 46,4% về lượng và giảm 58,5% về trị giá; tới Nga đạt 3,1 nghìn tấn, trị giá đạt 5 triệu USD, giảm 7,9% về lượng và giảm 15,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Bên cạnh đó, chè xuất khẩu tới các thị trường như: Iraq, Trung Quốc tăng trưởng đáng kể, tuy nhiên lượng xuất khẩu tới 2 thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng thấp nên không bù đắp được mức giảm từ các thị trường chính khác.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, với thị trường EU, Việt Nam là thị trường cung cấp chè ngoài khối lớn thứ 16 cho EU, lượng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,7% tổng lượng chè nhập khẩu của EU từ các thị trường ngoài khối. Tiềm năng thị trường còn rất lớn, tuy nhiên để tiếp cận vẫn còn nhiều khó khăn khi thị trường EU có nhiều quy định ngày càng thắt chặt.
Đáng chú ý, chè của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, chủ yếu tham gia vào các phân khúc thị trường có giá trị gia tăng thấp (hàng thô, sản phẩm chế biến làm nguyên liệu đầu vào); chi phí logistics còn cao so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Năng lực tiếp cận, tìm hiểu thị trường chưa cao; chưa tham gia sâu vào hệ thống phân phối hiện đại và chưa xây dựng được kênh phân phối ổn định tại thị trường EU.
Vì vậy, để vượt qua được các rào cản về kỹ thuật, thâm nhập vào thị trường các nước EU, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyên nghiệp hóa quy trình bán hàng, tích cực xây dựng và quảng bá thương hiệu… để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp.
 
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3