Xuất khẩu sang Ấn Độ tăng mạnh, cần lưu ý xuất xứ hàng hoá


(CHG) Trong quý 1/2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,92 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), thời gian qua, hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ tăng nhanh từ mức 200 triệu USD (năm 2000) lên hơn 13 tỷ USD (năm 2021).

Bước sang quý đầu tiên năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,92 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ đạt 2,05 tỷ USD. Mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 15 tỷ USD trong cả năm nay.

Chính phủ ban hành chương trình hành động cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025
Thanh long là một trong những mặt hàng Việt Nam có nhiều thế mạnh thúc đẩy xuất khẩu sang Ấn Độ thời gian tới

Phát biểu tại Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ 2022 ngày 12/4, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, Ấn Độ là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới.

Dân số Ấn Độ khoảng 1,4 tỷ người với dung lượng thị trường lớn, tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp các nước, trong đó có Việt Nam. Giống như các nước khác, kinh tế Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19 nhưng đã dần phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2021 và 2022.

“Giai đoạn hiện nay khi cả Ấn Độ và Việt Nam đang thoát ra khỏi cái bóng của dịch Covid-19 và tập trung vào việc phục hồi kinh tế nhanh chóng chính là thời điểm vàng để tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơ”, ông Tài nói.

Đáng chú ý, trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu quả thanh long, các mặt hàng gia vị như quế, hồi, tiêu, thảo quả… tới Ấn Độ.

Đặc biệt, doanh nghiệp Ấn Độ muốn đầu tư vào sản xuất các sản phẩm nông sản mang giá trị gia tăng tại Việt Nam để xuất khẩu trở lại thị trường Ấn Độ do nhu cầu về thực phẩm chế biến rất cao tại Ấn Độ. Do đó, hai nước còn nhiều dư địa cho hợp tác đầu tư và thương mại các sản phẩm nông sản cũng như hỗ trợ nhau về công nghệ chế biến.

Theo ông T.K.Pandey, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp các doanh nghiệp nhập khẩu Ấn Độ, thị trường Ấn Độ đang mở cửa mạnh mẽ với việc Ấn Độ vừa ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) và trong năm 2022 có thể ký với một số quốc gia khác như Anh, EU, Canada, cộng đồng các nước vùng vịnh.

Dòng hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ đã tăng lên nhiều trong những năm qua. Do đó, để kiểm soát chất lượng hàng hóa và đảm bảo sự công bằng trên thị trường, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành Quy tắc hải quan (quản lý quy tắc xuất xứ theo FTA- CAROTAR năm 2020). Đây cũng là những nội dung các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý khi giao thương với thị trường này.

Ông Yogesh Gaba, chuyên gia về thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) chia sẻ: để nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Ấn Độ, các công ty nhập khẩu ở Ấn Độ phải cung cấp thông tin chi tiết về quốc gia xuất xứ cho các cơ quan chức năng của Ấn Độ để tiến hành thủ tục xác minh khi cần thiết.

CAROTAR 2020 cũng yêu cầu nhà xuất khẩu đảm bảo đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định như yêu cầu về tỷ lệ gia công, nội địa hóa sản phẩm tại nước xuất khẩu phải đáp ứng được yêu cầu từ 35% trở lên. Doanh nghiệp nhập khẩu cũng phải thực hiện thẩm định cơ bản trước khi nhập khẩu hàng hóa đó.

Trường hợp chưa hoàn thành thủ tục xác minh, doanh nghiệp nhập khẩu muốn thông qua lô hàng sẽ phải đặt một khoản tiền bảo lãnh bằng chênh lệch giữa thuế thông thường và thuế ưu đãi.

Theo Quy tắc 3, CAROTAR 2020, để được hưởng mức thuế suất ưu đãi theo FTA, tại thời điểm nộp đơn xin nhập khẩu, nhà nhập khẩu hoặc đại lý phải kê khai, ghi rõ trên vận đơn và tờ khai nhập khẩu (Bill of Entry) về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; ghi rõ trong hóa đơn nhập cảnh thông báo thuế quan tương ứng đối với từng mặt hàng; xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ đối với từng mặt hàng được yêu cầu thuế suất ưu đãi; nhập chi tiết chứng nhận xuất xứ vào vận đơn.

Ông Yogesh Gaba cũng lưu ý trong trường hợp nếu chứng nhận về xuất xứ không được xuất trình tại thời điểm làm tờ khai hải quan thì ưu đãi thuế quan sẽ không được áp dụng tại thời điểm đó. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu có thể bổ sung trong khoảng thời gian nhất định để được hưởng thuế suất ưu đãi.

Còn lại: 1000 ký tự
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Chủ tịch Thaco: “Việt Nam có thể sản xuất đến 40% linh kiện phụ tùng cho khối FDI”

(CHG) - Mục tiêu của Thaco trong năm 2024, sẽ xuất khẩu đạt giá trị gần 140 triệu USD thông qua đơn hàng từ các doanh nghiệp FDI.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cho biết đang tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Bình Thuận: Tạm giữ hơn 1,4 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 13/9, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Bình Thuận cho biết, vừa phối hợp với một số đơn vị chức năng kiểm tra một cơ sở kinh doanh, phát hiện và thu giữ hơn 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Xem chi tiết
Hai đơn vị kinh doanh xăng dầu tại Bình Thuận bị xử phạt 60 triệu đồng

(CHG) Ngày 13/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai đơn vị kinh doanh xăng dầu do vi phạm về điều kiện trong hoạt động kinh doanh.

Xem chi tiết
2
2
2
3