(CHG) Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành và địa phương triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng chương trình, kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Trong những tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam và trên thế giới đã được kiểm soát. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã trở lại bình thường, tăng trưởng kinh tế đạt mức cao. GDP quý III năm 2022 của Việt Nam tăng 13,67% trong bối cảnh kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn do việc khắc phục hậu quả từ đại dịch Covid-19, tình hình bất ổn chính trị, đặc biệt là cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine.
Từ những khó khăn và thuận lợi nêu trên, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cũng gia tăng trở lại với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn. Tình hình vi phạm pháp luật vẫn còn diễn biến phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhóm hàng tiêu dùng khác, cả ở khu vực biên giới và trong nội địa.
Báo cáo kết quả 9 tháng của Ban chỉ đạo cho thấy công tác đấu tranh của các lực lượng chức năng trong cả nước có nhiều chuyển biến tích cực, đã phát hiện, xử lý 99.975 vụ việc vi phạm (giảm 3,79% so với cùng kỳ năm 2021), trong đó: 12.275 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 82.678 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; 1.866 vụ hàng giả, vi phạm SHTT. Thu nộp NSNN 7.666 tỷ đồng, khởi tố 380 vụ, 472 đối tượng (giảm 78,03% so với cùng kỳ năm 2021).
Lực lượng quản lý thị trường tiến hành lập hồ sơ số hàng hóa vi phạm
Dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả từ nay đến cuối năm có chiều hướng gia tăng trên tất cả các tuyến, lĩnh vực, địa bàn, nhất là dịp Tết Nguyên đán. Do đó, để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành và địa phương triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm.
Cụ thể, tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện kết luận của Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 và những nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 tại báo cáo 64/BC-BCĐ389 ngày 8/9/2022; xây dựng chương trình, kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Đồng thời Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua đường hàng không cũng như triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch số 92/KH-BCĐ389 ngày 13/9/2022 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.
Đặc biệt là triển khai thực hiện hiệu quả Công điện số 871/CĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, xử lý các hành vi tiêu cực liên quan hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu, biên giới đất liền./.
9
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết
Gian nan “cuộc chiến” phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử
(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xem chi tiết