Diễn biến mới tại trung tâm kinh doanh ngọc trai Long Beach Center


(CHG) Hàng loạt những đơn vị kinh doanh có dấu hiệu vi phạm và vi phạm các quy định của pháp luật chưa kịp thời xử lý, hoặc xử lý không dứt điểm, chưa triệt để, khiến tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng... trên địa bàn thành phố Phú Quốc diễn biến tinh vi hơn, phức tạp hơn và là điểm nóng, trong đó những diễn biến mới nhất tại Long Beach Center là một ví dụ.

“Đau đẻ còn chờ sáng trăng”
Thời gian qua, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) thực hiện tuyến bài viết liên quan đến việc các đơn vị kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu vi phạm và vi phạm quy định của pháp luật diễn ra trên địa bàn thành phố Phú Quốc. Tuyến bài viết đưa ra những luận điểm, luận cứ chính xác, rõ ràng, mạch lạc, cũng như thể hiện sự khách quan, đa chiều của nhóm phóng viên.

Trụ sở UBND thành phố Phú Quốc.

Cùng với đó là sự đánh giá, nhận định, viện dẫn những thông tư, nghị định, các quy định của pháp luật... những ý kiến, đánh giá sâu sắc của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng.
Những mong góp thêm một phần ý kiến tới các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng... tới thành phố Phú Quốc.

Ngọc Hiển Pearl Farm luôn tấp nập du khách đến tham quan, mua sắm đồ lưu niệm.

Đơn vị kinh doanh lụa Việt Phú.

Tại Kế hoạch số 92/KH-BCDD389 về công tác tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa nêu rõ: “Xây dựng các phương án, kế hoạch, xác minh, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phức tạp, nổi cộm; xác định rõ vai trò chủ trì, phối hợp của các ngành, lực lượng chức năng, địa phương trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến, địa bàn quản lý, phụ trách...”.

Những tưởng sau khi đón nhận thông tin, phía UBND thành phố Phú Quốc và các cơ quan chức năng liên quan sẽ ghi nhận và xử lý một cách khẩn trương và nghiêm túc. Ngược lại, điều đó diễn ra một cách chậm chạp, “khó hiểu”, khiến không ít độc giả cho rằng: Công tác tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin liên quan đến đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng ở Phú Quốc giống như việc “đã đau đẻ còn chờ sáng trăng” (!)
Hệ lụy để lại, một số đơn vị kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật và vi phạm pháp luật diễn biến có phần phức tạp hơn, điển hình là những gì đang diễn ra ra tại trung tâm kinh doanh đồ lưu niệm Việt Phú, trung tâm kinh doanh ngọc trai Ngọc Hiền, trung tâm kinh doanh ngọc trai Long Beach...

Diễn biến khó lường          
Ở bài viết “Ngọc Hiền Pearl Farm có đang kinh doanh vàng- bạc bằng “niềm tin” và không xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng”, đã phần nào lột tả được những nhức nhối của nhóm tiêu dùng là khách du lịch, cũng như những hệ lụy mang tính chất phức tạp, diễn biến khó lường đang diễn ra tại đây.
Minh chứng là những nội dung người tiêu dùng liên tiếp thông tin tới Quỹ Chống hàng giả, quá trình khảo sát lại thông tin và buổi làm việc bất thành giữa phóng viên Tạp chí CHG với UBND thành phố Phú Quốc. Điều đó cho thấy sự “thờ ơ” đến “vô cảm” của cấp chính quyền nơi đây, vô hình chung tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh có dấu hiệu vi phạm và vi phạm “nhờn luật”, coi thường các quy định của pháp luật.

Trung tâm kinh doanh Ngọc Trai Long Beach Center.

Cụ thể, sau khi phóng viên thông tin tới Đội Quản lý thị trường phụ trách địa bàn thành phố Phú Quốc và UBND thành phố này những vi phạm của đơn vị Long Beach Center (124 Trần Hưng Đạo, thành phố Phú Quốc) về: hàng hóa vi phạm các quy định trong việc ghi nhãn (đối với sản phẩm túi sách- ví da; quần- áo thời trang; đồ lưu niệm...); hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ; không có hợp quy đối với các sản phẩm làm từ bông, vải, sợi; hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu... Đồng thời, ngày 30/7/2024, Tạp chí CHG có bài viết: “Khách du lịch bất ngờ về giá “hàng hiệu” bày bán tại trung tâm Long Beach”, có nêu nên những nội dung đã nêu trên.
Sau kiểm tra của lực lượng chức năng, sản phẩm túi xách, ví da vi phạm các quy định của pháp luật trong việc ghi nhãn hàng hóa vẫn công khai được bày bán tại Long beach Center.
Tương tự như sản phẩm túi xách, ví da, nhiều hàng hóa là thời trang được bày bán tại Trung tâm Long Beach Center vi phạm về việc ghi nhãn và không thể hiện hợp quy sản phẩm.
Lấy làm lạ, sau một thời gian ngắn (khi cơ quan chức năng đã kiểm tra), phóng viên tiếp tục khảo sát tại Trung tâm Long Beach Center (theo thông tin bàn giao từ Quỹ Chống hàng giả) và nhận thấy chỉ có “hàng hiệu” giá rẻ là không còn xuất hiện trên quầy kệ của đơn vị này. Số lượng hàng hóa xa xỉ phẩm như: túi xách, ví da, đồ lưu niệm, quần- áo thời trang... vẫn “chình ình” bày bán trên quầy kệ của đơn vị này. Đặc biệt, những hành vi vi phạm về việc ghi nhãn trên, hành vi vi phạm liên quan đến việc dán nhãn hợp quy sản phẩm và hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, vẫn hiện hữu một cách công khai. Điều đó khiến người tiêu dùng khó tránh khỏi nghi ngờ liệu trong quá trình kiểm tra cơ quan chức năng có bỏ lọt hành vi vi phạm.
Tệ hại hơn nữa, những vi phạm tại Long Beach Center không chỉ dừng ở nhóm hàng hóa tiêu dùng, mà đối với nhóm hàng hóa chính của đơn vị này (liên quan đến các sản phẩm trang sức mỹ nghệ gắn ngọc trai như: dây chuyền trang sức mỹ nghệ bằng bạc- vàng có gắn ngọc trai, đồng hồ có dây đeo là ngọc trai...) cũng có dấu hiệu vi phạm.
Đồng hồ có dây đeo là ngọc trai vi phạm các quy định về nhãn hàng hóa. Nghi vấn về nguồn gốc xuất xứ của bộ phận chính cấu tạo nên chiếc đồng hồ- hệ thống máy móc được bày bán tại đây?

Giống như tại đơn vị Ngọc Hiền Pearl Farm, những sản phẩm trang sức mỹ nghệ có gắn ngọc trai của Long Beach ngang nhiên vi phạm các quy định trong việc ghi nhãn hàng hóa.
Cụ thể, phần ghi về thành phần, thành phần định lượng của sản phẩm không ghi cụ thể, khiến người mua khó có thể nhận biết được chất lượng của sản phẩm bạc trang sức.

Sản phẩm dây bạc trang sức vi phạm về việc ghi nhãn hàng hóa.

Bên cạnh đó, việc Long Beach Center viết tắt thông tin liên quan đến doanh nghiệp và địa chỉ của doanh nghiệp: “...CT CP N.Trai Long Beach 4.89G 124 Tran Hung Dao, PQ,KG) là không đúng với Điều 6 Thông tư 05/2019/TT-BKHC hướng dẫn Khoản 1 Điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa:
"Ghi tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa (khoản 1, khoản 3, khoản 6 Điều 12 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP), trong đó tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt, từ chỉ đơn vị hành chính có thể viết tắt. Ví dụ: “xã” là X; “phường” là P; “huyện” là H; “quận” là Q; “thành phố” là TP; “tỉnh” là T...”.
Dây chuyền có gắn ngọc trai vi phạm các quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với sản phẩm là vàng trang sức.
Cùng với việc vi phạm về ghi nhãn đối với các sản phẩm là bạc trang sức, đơn vị này không xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho khách mua hàng khi mua sản phẩm bạc trang sức có gắn ngọc trai có đúng với các quy định của pháp luật?

Mặc dù thanh toán tiền mua dây chuyền bạc với giá trị hơn 1,7 triệu đồng thế nhưng phía Long Beach Center không xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho chị Đ.T.M.

Cụ thể, chị Đ.T.M cho biết: “Tôi có mua 1 dây chuyền bạc có gắn 01 viên ngọc trai tại Trung tâm kinh doanh ngọc trai Long Beach (124 Trần Hưng Đạo, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) với giá 1 triệu 8 trăm nghìn đồng, được chiết khấu 90 nghìn. Khi thanh toán tiền hàng, phía Long Beach đưa cho tôi 1 tờ giấy ghi là “Hóa đơn bán hàng”, phía dưới có đóng dấu hình vuông “Đã thu tiền” đè lên một chữ ký của ai đó. Về tới nhà, người thân của tôi bảo tờ giấy trên không có giá trị pháp lý, không phải hóa đơn giá trị gia tăng (VAT), không được đóng dấu mang tên Công ty Cổ phần ngọc trai Long Beach”.
Như vậy, cũng như tại đơn vị kinh doanh Ngọc Hiền Pearl Farm, tại Long Beach Center, khách du lịch mua đồ lưu niệm có giá trị cao, nhưng không nhận được hóa đơn giá trị gia tăng khiến không ít người nghi ngờ về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước? Vì vậy đề nghị các cơ quan chức năng liên quan khẩn trương vào cuộc thẩm tra, xác minh vụ việc.

Trung tâm ngọc trai Long Beach có đang giao dịch ngoại tệ trái phép?
Ngày 30/7/2024, khi Tạp chí điện tử kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có bài viết: “Khách du lịch bất ngờ về “hàng hiệu” bày bán tại Trung tâm Long Beach”, người tiêu dùng tiếp tục thông tin tới Quỹ Chống hàng giả về việc đơn vị này có dấu hiệu giao dịch, mua bán hàng hóa bằng ngoại tệ trái quy định của pháp luật.

"Hóa đơn bán hàng "(không phải hóa đơn giá trị gia tăng), được đóng dấu vuông "Đã thu tiền", có chữ ký (không có giá trị pháp lý đại diện cho đơn vị Long Beach Center), thể hiện tiền mặt 2.430.000 đồng thực chất là quy đổi từ 100 đô la của khách hàng. 

Khảo sát của phóng viên cho thấy, sau khi mua bán hàng hóa tại đây, do không có tiền Việt Nam đồng, du khách đề nghị được thanh toán hàng hóa bằng đồng đô la (USD), phía nhân viên tư vấn bán hàng tại đây cho biết: “Ở kế bên cạnh đây có quầy đổi đô la của ngân hàng”.

Liệu Trung tâm ngọc trai Long Beach có đang giao dịch ngoại tệ trái phép?

Điều đáng ngạc nhiên, dù có giới thiệu về quầy thu đổi ngoại tệ của ngân hàng ở trong khuôn viên của Long Beach Center, nhưng người nhân viên này vẫn chủ động trao đổi với khách về việc thanh toán: “Chị thanh toán bằng đô la à. Sản phẩm của chị sau giảm là 1 triệu bảy trăm mười nghìn, (quy đổi là) 71 đô- giá đô la tương đương hai mươi bốn nghìn ba trăm Việt Nam đồng/01 đô la”.

Tỷ giá đô tại quầy được cho là của ngân hàng BIDV liên kết với Long Beach Center.
Khi ra phía bên ngoài sảnh (cạnh quán cà phê), xuất hiện một quầy được cho là của ngân hàng BIDV liên kết với Long Beach Center, nhằm hỗ trợ người tiêu dùng trong việc thah toán bằng đô la. Thông tin từ người tư vấn tại quầy thuộc ngân hàng cho biết: “Giá đô la đổi tại quầy liên kết chỉ là hai mươi ba nghìn ba trăm Việt Nam đồng/1 đô la”.
Sự chênh lệch bất thường của tỷ giá đô la tại quầy liên kết với ngân hàng BIDV và phía bên trong quầy thanh toán của Trung tâm Long Beach Center khiến không ít người tiêu dùng là khách du lịch tò mò và thắc mắc về hai con số biết nói này.
Trước những điều bất thường trên phóng viên đã gọi điện tới số điện thoại của Trung tâm Long Beach Center qua số điện thoại 094799xxxx, một người tên Kiệt, nhận là phụ trách bán hàng của đơn vị Long Beach cho biết: “Bên em không có chức năng mua bán, thu đổi ngoại tệ”.
Như vậy, liệu trung tâm Long Beach Center có đang giao dịch ngoại tệ trái với quy định của pháp luật, điều đó rất mong phía cơ quan chức năng vào cuộc là rõ.
Bởi, theo Khoản 13, Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18/3/2013, quy định: Điều 22 được sửa đổi, bổ sung quy định hạn chế sử dụng ngoại hối: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết; quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.
Vi phạm nối tiếp vi phạm, những diễn biến mới tại trung tâm Long Beach Center cho thấy đơn vị này có dấu hiệu: “nhờn luật”; coi thường pháp luật; hoạt động ngoài pháp luật, bất chấp các quy định của pháp luật, đặt lợi nhuận của doanh nghiệp trên quyền lợi của người tiêu dùng.
Hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng buôn lậu, hàng hóa gian lận thương mại- “con sâu” này vẫn “làm rầu nồi canh”, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Câu hỏi đó trong Kế hoạch số 92/KH-BCDD389 đã có một phần câu trả lời: “Xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, lực lượng chức năng, các địa phương, tập thể, cá nhân để tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra phức tạp, kéo dài hoặc để phát sinh các điểm nóng trên địa bàn mình quản lý, phụ trách nhưng không có giải pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời; xử lý nghiêm minh, công khai các tập thể, cá nhân có hành vi bao che, tiếp tay, bảo kê cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả...”.
Chính vì vậy, Tạp chí CHG đã có công văn gửi UBND tỉnh Kiên Giang; Đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Kiên Giang; Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang và UBND thành phố Phú Quốc, nhằm làm rõ vai trò trách nhiệm của người đứng đầu khi để tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại... có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển ngành công nghiệp không khói của tỉnh Kiên Giang nói chung và thành phố Phú Quốc nói riêng.
Trong thông tư số 27/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2020 quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường, tại Điểm a, Khoản 1, Điều 17 nêu cụ thể về việc xử lý các trường hợp phát sinh khi thực hiện quyết định kiểm tra tại nơi kiểm tra: Phát hiện tổ chức, cá nhân được kiểm tra có vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật ngoài nội dung kiểm tra ghi trong quyết định kiểm tra...
Cũng tại Điểm a, Điểm b khoản 2 điều 17 của thông tư cũng nêu rõ việc xử lý nội dung phát sinh quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này: “Trường hợp kiểm tra phát hiện tổ chức, cá nhân được kiểm tra có vi phạm pháp luật ngoài nội dung ghi trong quyết định kiểm tra thì Đoàn kiểm tra ghi nhận nội dung vi phạm pháp luật tại biên bản kiểm tra sau khi kết thúc việc kiểm tra;
Trường hợp kiểm tra phát hiện tổ chức, cá nhân được kiểm tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật ngoài nội dung ghi trong quyết định kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra phải báo cáo, đề xuất người ban hành quyết định kiểm tra sửa đổi, bổ sung quyết định kiểm tra đã được ban hành. Đoàn kiểm tra chỉ được tiến hành kiểm tra đối với nội dung có dấu hiệu vi phạm pháp luật sau khi có quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra...
 
 
Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
Gian nan “cuộc chiến” phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử

(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3