(CHG) Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia Chống buôn lậu, Gian lận thương mại và Hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia), trong quý I năm 2023, các lực lượng chức năng đã bắt giữ, xử lý hơn 28.000 vụ việc vi phạm; thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 3.387 tỷ đồng; khởi tố hình sự 278 vụ với 679 đối tượng.
Đáng chú ý là số vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu tăng 68,34% so với cùng kỳ năm 2022 với 1.345 vụ. Tình trạng buôn lậu đang diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương và hầu hết các tuyến lưu chuyển hàng hóa khi tội phạm buôn lậu sử dụng nhiều thủ đoạn mới, tinh vi hơn, liều lĩnh hơn...
Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cảnh báo, thời gian gần đây, xuất hiện nhiều thủ đoạn mới của các đối tượng buôn lậu hòng qua mắt lực lượng chức năng như: không khai báo, khai hải quan không đúng thực tế hàng hóa; che giấu nguồn gốc lô hàng... Hàng hóa vi phạm thường được cất giấu tinh vi, lẫn trong hàng hóa thông thường hoặc đánh tráo, rút ruột, thẩm lậu đối với hàng hóa quá cảnh; mua bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thông qua sàn giao dịch điện tử xuyên biên giới rồi vận chuyển về Việt Nam qua đường chuyển phát nhanh.
Ðáng lo ngại là các đường dây buôn lậu mọc lên liên tục, thiên biến vạn hóa, đường dây này bị triệt phá lại xuất hiện đường dây khác với thủ đoạn tinh vi, khó phát hiện hơn. Các đối tượng buôn lậu thường thuê người có tiền án, tiền sự, nghiện ma túy và người dân nghèo tham gia vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Các đường dây buôn lậu ngày càng manh động sẵn sàng chống đối lại lực lượng làm nhiệm vụ để bảo toàn hàng lậu hoặc thoát thân khi bị phát hiện, bắt giữ.
Cần phải khẳng định, sự quyết tâm vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong việc ngăn chặn, đẩy lùi nạn buôn lậu đã đạt kết quả tích cực với nhiều vụ việc, đối tượng, ổ nhóm buôn lậu nổi cộm bị triệt phá. Song, công tác phòng, chống buôn lậu ở nước ta cũng gặp nhiều khó khăn. Việc phát hiện, điều tra, xử lý chưa tương xứng với tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về buôn lậu.
Siêu lợi nhuận từ buôn lậu (thuốc lá lậu lợi nhuận lên đến 400%) đang lôi kéo, cám dỗ nhiều người dân tham gia, thực hiện hành vi vi phạm bất chấp quy định pháp luật để thu được lợi ích rất lớn. Mặt khác, người tiêu dùng có xu hướng tìm đến mặt hàng giá rẻ trong lúc khó khăn càng khiến hàng lậu có cơ hội tràn vào trong nước.
Thực tiễn cho thấy, quá trình xử lý buôn lậu chủ yếu chỉ xử lý vi phạm hành chính, mức xử phạt chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn tội phạm. Đơn cử, hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu có giá trị 10 - 20 triệu đồng chỉ bị xử phạt 4 - 6 triệu đồng, trong khi các đối tượng có thể thu lợi bất chính gấp 3 - 4 lần giá trị thật của hàng hóa.
Rõ ràng, vấn nạn buôn lậu đã và đang gây ra những hậu quả, tác hại to lớn, làm suy yếu các ngành sản xuất, giảm nguồn thu ngân sách, tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Để nâng cao hiệu quả phòng, chống buôn lậu, đòi hỏi các lực lượng chức năng phải nỗ lực cố gắng, quyết tâm nhiều hơn. Công tác quản lý nhà nước cần tạo sự thống nhất trong phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng chức năng; tuyệt đối không buông lỏng địa bàn và tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, gây khó khăn trong đấu tranh tội phạm buôn lậu.
Ðồng thời, người thực thi công vụ phải không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm; chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, xác lập các chuyên án đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng, tụ điểm, đường dây, ổ nhóm buôn lậu.
Cùng với những giải pháp cụ thể của lực lượng chức năng, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để từng người dân trở thành người tiêu dùng có trách nhiệm, không tiếp tay cho các hoạt động buôn lậu, mua bán hàng vi phạm. Ðây chính là giải pháp căn cơ, cốt lõi nhằm đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong giai đoạn mới./.
Nguồn: https://www.bienphong.com.vn/giai-phap-can-co-day-lui-buon-lau-post461424.html
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.
Xem chi tiết(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xem chi tiết